Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn có bị mù màu không?

Rối loạn về màu sắc là tình trạng thường gặp nhiều ở nam giới hơn. Một số người bị rối loạn về màu sắc, làm cho họ nhìn một số màu nhất định khác hẳn với cách đa số mọi người nhìn thấy màu đó.

Bạn có bị mù màu không?

Dạng nghiêm trọng nhất của chứng rối loạn này được gọi là mù màu. Mù màu là không có khả năng hoặc giảm khả năng nhận diện màu sắc.

Nguyên nhân gây mù màu

Có hai loại tế bào trong mắt có thể cảm nhận màu sắc, gọi là tế bào que và tế bào nón. Tế bào que có thể cảm nhận được ánh sáng, còn tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc. Có 3 loại tế bào nón có thể cảm nhận màu sắc là đỏ, xanh lá và xanh dương. Tình trạng mù màu xảy ra khi một hoặc nhiều loại tế bào nón này bị biến mất hoặc không hoạt động được như bình thường. Loại mù màu phổ biến nhất là mù màu do di truyền.

Mù màu đỏ - xanh lá: Những người bị loại mù màu này thường không thể nhìn được một số sắc thái của màu đỏ và xanh lá.

Có rất nhiều loại mù màu đỏ và xanh lá. Màu đỏ có thể sẽ xuất hiện dướng dạng màu vàng nâu và màu xanh lá có thể trông như màu be với một số người mắc chứng này. Một số sắc thái của màu da cam, vàng và xanh có thể tất cả sẽ được nhìn như màu vàng với mọt số người khác. Với một số người thì màu đỏ trông có thể như màu đen.

Mù màu vàng – xanh dương: Những người bị loại mù màu này thường không thể nhìn thấy một số sắc thái của màu vàng và màu xanh dương. Màu xanh dương với họ có thể trông gần như xanh lá, và việc phân biệt giữa màu vàng, màu đỏ và màu hồng có thể sẽ trở nên khó khăn hơn. Với một số người màu vàng có thể trông như màu tím hoặc màu xám nhạt.

Mù màu hoàn toàn: Những người bị mù màu hòa toàn không thể nhìn thấy bất cứ màu sắc gì. Mù màu hoàn toàn thường sẽ đi kèm với thị lực yếu.

Bên trái là 6 màu sắc cơ bản mà một người bình thường có thể phân biệt được và bên phải là hình ảnh trong mắtt của một người bị mù màu đỏ - xanh lá
 
Các con số thống kê về bệnh mù màu

Dạng mù màu phổ biến nhất là mù màu đỏ - xanh lá. Dạng mù màu này thường phổ biến ở nam giới hơn là ở nữ giới.

Khoảng 8% nam giới có nguồn gốc Bắc Âu bị mù màu đỏ - xanh lá. Chỉ khoảng 3% nam giới có nguồn gốc châu Phi hoặc châu Á bị mù màu đỏ - xanh lá. Mù màu đỏ - xanh lá ảnh hưởng đến khoảng 0.5% số phụ nữ trên thế giới.

Mù màu vàng – xanh dương ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ với mức độ tương đương nhau. Trên thế giới tỷ lệ mù màu vàng – xanh dương xảy ra với tỷ lệ dưới 1/10.000.

Mù màu hoàn toàn thậm chí còn ít phổ biến hơn, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1/40.000 người trên thế.

Một số loại mù màu hoàn toàn thường sẽ hay gặp ở những người có nguồn gốc từ Thái Bình Dương.

Bạn có nhìn thấy số 74 trong hình không? Nếu có thì xin chúc mừng, bạn không bị mù màu xanh!!!

Phụ nữ có thể bị mù màu hay không?

Có, phụ nữ cũng có thể bị rối loạn cảm nhận màu sắc.

Kể cả khi tình trạng mù màu ít xảy ra ở nữ giới hơn so với nam giới thì dạng mù màu đỏ - xanh lá vẫn là loại mù màu phổ biến nhất thường gặp ở nữ giới.

Gen di truyền bệnh mù màu đỏ - xanh lá thường khó di truyền ở nữ giới hơn ở nam. Đó là bởi vì gen này được tìm thấy trên nhiễm sắc thể X. Nam giới thường chỉ có một nhiễm sắc thể X (nhiễm sắc thể X của nam giới được nhận từ mẹ, trong khi nhiễm sắc thể Y của nam giới nhận từ bố). Vì vậy, chỉ cần mẹ bị mù màu thì chắc chắn nam giới đó cũng sẽ bị mù màu do di truyền từ mẹ.

Nữ giới thì khác. Nữ giới có 2 nhiễm sắc thể X, một nhận từ bố, một nhận từ mẹ. Và miễn là một trong 2 nhiễm sắc thể X này bình thường, thì người nữ đó sẽ có thể nhìn thấy màu đỏ và xanh lá như những người bình thường. Và để bị mù màu, thì cả hai nhiễm sắc thể X của người nữ phải cùng bị bất thường cùng một lúc. Thông thường, chỉ có nhiễm sắc thể X ở người nữ bị bất thường, nhiễm sắc thể X còn lại sẽ bình thường, và do vậy, tỷ lệ mù màu ở nữ giới sẽ giảm đi. Và những người nữ giới như vậy được gọi là những người mang gen lặn. Họ mang gen mù màu mặc dù thị lực của họ hoàn toàn bình thường.

Trẻ em nên được khám kiểm tra các dấu hiệu mù màu trong những đợt khám mắt định kỳ

Những người bị mù màu sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn hoặc phân biệt một số màu sắc khác nhau rất rõ ràng dưới ánh sáng bình thường.

Hầu hết các dạng mù màu đều di truyền và xuất hiện từ khi còn nhỏ, do vậy, mù màu thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu. Đa số những người bị mù màu vẫn có thể nhìn thấy một số màu nhất định. Trẻ em lại là đối tượng không biết rằng, cách chúng nhìn màu sắc này khác với cách “bình thường” mà mọi người nhìn thấy.

Triệu chứng của bệnh mù màu

Triệu chứng của bệnh mù màu có thể sẽ rất khác nhau giữa mỗi người. Một số người sẽ bị mù màu nặng hơn những người khác.

Triệu chứng chính của bệnh mù màu là việc không thể phân biệt rõ ràng được các màu sắc hoặc nhầm lẫn khi nhận diện các màu sắc khác nhau. Những người bị mù màu thường không thể phân biệt được sự khác nhau giữa:

  • Các sắc thái khác nhau của màu đỏ và xanh lá
  • Các sắc thái khác nhau của màu xanh lá và xanh dương
  • Bất kỳ màu sắc nào

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ có khả năng phân biệt màu kém bao gồm:

  • Dùng sai màu khi vẽ (ví dụ tô màu tím cho lá cây hoặc màu cam cho cỏ)
  • Gặp vấn đề khi phân biệt bút chì/sơn màu đỏ với xanh lá, (hoặc bất kỳ màu sắc nào khác, ví dụ tím và nâu – là hai màu có chứa sắc thái đỏ và xanh lá).
  • Khó phân biệt được màu sắc nếu ánh sáng yếu
  • Nhạy cảm với ánh sáng quá sáng
  • Khó đọc nếu trang sách có nhiều màu sắc
  • Trẻ kêu đau mắt hoặc đau đầu khi nhìn vào thứ gì đó màu đỏ trên nền xanh lá hoặc ngược lại
  • Trẻ không muốn tô nhiều màu trong bức vẽ hoặc không muốn chơi trò chơi đếm đồ vật với màu sắc khác nhau.
Trái Đất bình thường (bên trái) và Trái Đất trong mắt người bị mù màu đỏ - xanh lá (bên phải)

Điều trị

Hiện nay, chưa có cách nào điều trị bệnh mù màu và cũng không có cách nào chữa khỏi bệnh mù màu do di truyền.

Đa số những người bị mù màu sẽ học cách thích nghi và sống chung với tình trạng này. Với một số người, rối loạn cảm nhận màu sắc chỉ gây ra những bất tiện nhỏ trong cuộc sống. Một số người có thể sống rất nhiều năm mà không biết rằng họ nhìn các màu sắc khác với những màu khác. Họ chỉ được chẩn đoán là bị mù màu khi đã trưởng thành hoặc thậm chí không bao giờ được chẩn đoán là bị mù màu.

Sống chung với bệnh mù màu

Dưới đây là một số cách để bạn sống chung với bệnh mù màu

  • Ghi nhớ thứ tự màu sắc của các đồ vật, ví dụ như ghi nhớ thứ tự màu sắc của đèn tín hiệu giao thông
  • Có một người có thị lực nhìn màu bình thường để gắn nhãn cho quần áo của bạn hoặc sắp xếp quần áo hay các vật dụng khác cho bạn khi bạn muốn kết hợp chúng với nhau
  • Dùng các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng được thiết kế riêng cho những người bị mù màu (để giúp những người này nhận điện dược các màu sắc)

Nếu con bạn bị mù màu, hãy nói với giáo viên biết là bé gặp khó khăn trong việc nhận diện một số màu. Trẻ bị mù màu thường sẽ gặp khó khăn khi nhìn chữ viết bằng phấn màu vàng trên bảng xanh lá hoặc khi đọc bài được in trên các trang sách nhiều màu, với nhiều màu mực.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự phát triển thị lực của trẻ trong năm đầu đời - Phần 1Sự phát triển thị lực của trẻ trong năm đầu đời - Phần 2

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm