Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh nhược thị

Nhược thị là một bệnh gây giảm khả năng nhìn của bệnh nhân, có nguyên nhân là sự phát triển thị lực không bình thường trong giai đoạn sớm.

Nhược thị thường gặp ở bệnh nhân trên 7 tuổi. Bệnh dẫn tới giảm thị lực ở trẻ em, hiếm khi xảy ra ở cả hai mắt.

Triệu chứng

Dấu hiệu và triệu chứng của nhược thị bao gồm:

  • Một mắt nhìn mờ hay mệt mỏi
  • Hai mắt hoạt động không đồng thời
  • Bị lác một mắt hay sụp mí
  • Hay bị nghiêng đầu
  • Kết quả kiểm tra thị lực với bảng nhìn không bình thường

Đôi khi bệnh nhược thị biểu hiện rõ mà không cần kiểm tra thị lực.

Đưa con đến gặp bác sĩ khi bạn thấy con mình có triệu chứng mỏi mắt, đảo mắt trong những tuần đầu sau sinh. Một bài kiểm tra thị lực thực sự cần thiết khi gia đình bạn có tiền sử bệnh về mắt.

Bài kiểm tra hoàn chỉnh nên được thực hiện cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.

Nguyên nhân

Nhược thị phát triển bởi sự không bình thường về thị lực từ lúc mới sinh. Điều này làm thay đổi đường đi của các dây thần kinh đi giữa những lớp tế bào sau nhãn cầu và não. Mắt yếu hơn sẽ nhận được ít thông tin truyền đến hơn. Thậm chí, khả năng hoạt động đồng thời của hai mắt sẽ giảm xuống và não không nhận tín hiệu từ mắt bị nhược thị truyền tới.

Tất cả những những nguyên nhân làm mờ mắt đều có thể là nguyên nhân gây ra nhược thị. Có những nhóm nguyên nhân chính sau:

  • Mất cân bằng cơ. Đây là nguyên nhân phố biến nhất của nhược thị, sự giảm cân bằng của các cơ vận nhãn, gây mỏi mắt và khó phối hợp hai mắt với nhau.
  • Sự khác nhau về độ nhìn rõ nét giữa hai mắt. Thường có sự khác nhau giữa tầm nhìn xa nhưng đôi khi cũng có thể là tầm nhìn gần hoặc sự sai khác của bề mặt nhãn cầu trong bệnh loạn thị. Đeo kính có thể điều chỉnh là lại tầm nhìn và giải quyết vấn đề này. Cũng có những trường hợp trẻ bị nhược thị bởi cả nguyên nhân về khúc xạ và tật lác mắt.
  • Bất kì vấn đề gì với một mặt như có vùng “mây mờ” trước mắt (đục thủy tinh thể) cũng có thể làm trẻ mất đi tầm nhìn rõ của mắt đó. Với những trường hợp này, đòi hỏi có những cấp cứu kịp thời để tránh bị mù. Đây là biến chứng nặng nhất của nhược thị.

Những yếu tố nguy cơ

Những yếu tố có thể liên quan đến việc gia tăng nguy cơ nhược thị:

  • Trẻ sinh non, có kích thước nhỏ
  • Gia đình có tiền sử bị nhược thị
  • Khuyết tật về mắt

Biến chứng

Nếu không được điều trị, nhược thị có thể gây ra tình trạng mất thị lực vĩnh viễn. Tình trạng này gặp phải với khoảng 2.9% số người trưởng thành.

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn làm một số bài kiểm tra để thấy sự khác nhau giữa bên mắt nhược và mắt thường. 

Phương pháp được sử dụng phụ thuộc vào tuổi của con bạn:

  • Trẻ dưới 3 tuổi: sử dụng thiết bị chiếu sáng.
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên: Dùng những bức tranh và ký tự để kiểm tra tầm nhìn. Kiểm tra với từng mắt riêng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu thầm lặng của bệnh nhược thị ở trẻ em

CTV Hạnh Hoa - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayo Clinic
Bình luận
Tin mới
  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

  • 07/07/2025

    Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý cảm nắng nhanh chóng

    Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

  • 07/07/2025

    8 thực phẩm nên tránh để bảo vệ gan khỏe mạnh

    Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

  • 07/07/2025

    Liệu bạn có đang lo lắng về hiệu suất tình dục?

    Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.

Xem thêm