Năm 2011 có 85 triệu ca được chỉ định chụp CT scan chỉ tính riêng tại Mỹ. Năm 2010 cứ 10 người thì có 1 người trải nghiệm thủ thuật này. Được phát triển từ những năm 1970, từ đó cho đến nay đây là một trong những phát minh cực kỳ quan trọng mang đến sự đột phá trong chẩn đoán các bệnh nguy hiểm.
Nhưng phát minh này cũng gây ra những mối lo ngại về ảnh hưởng của tia X đến cơ thể con người, đặc biệt là gây ra bệnh ung thư.
Các nhà khoa học nói gì về chụp CT và ung thư?
CT là viết tắt của cụm từ “computed tomography”. CT sử dụng hàng trăm tia X để xuyên sâu vào bên trong cơ thể, tạo ra hình ảnh 3 chiều của một cơ quan bộ phân hoặc lát cắt. CT cũng sử dụng các tia bức xạ ion hóa do vậy cũng có khả năng gây ra đột biến và ung thư.
Theo các nhà nghiên cứu của trường y khoa Harvard, cứ 1 trong 2.000 cơ hội để một người bị ung thư từ một lần chụp bụng. Nguy cơ này có thể tăng lên mỗi ngày sau khi thực hiện thủ thuật chụp CT.
Câu chuyện cần tính đến ở đây là việc những chỉ định chụp CT scan không cần thiết. Theo cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ, năm 2001 có khoảng 30-50% ca chụp CT scan mà có thể không cần thiết phải tiến hành. Vậy khoảng 8 năm sau đó sẽ có bao nhiêu ca ung thư do vấn đề trên gây ra?
Năm 2012, có 85 triệu ca chụp CT scan được tiến hành tạo ra gần 46750 ca ung thư , ước tính chi phí thường niên cho điều trị trong khoảng 244-263 triệu đô. Năm 2007 một nghiên cứu được xuất bản đã ước tính lạm dụng chụp CT scan gây ra 3 triệu ca ung thư trong vòng 3 thập kỷ.
Chụp CT scan và ung thư vú
Cũng theo đại học Harvard những bộ phận cơ thể dễ bị ung thư do tiếp xúc với tia X là ngực, bụng, vùng chậu, nơi mà những tế bào dễ bị tổn thương vì tia phóng xạ
Không nghi ngời gì về việc lạm dụng có thể dẫn tới ung thư vú, mặc dù những người được chỉ định chụp CT ít khi chỉ định để chụp vú.
Năm 2012 tại Hiệp hội X-quang học Bắc Mỹ đã chỉ ra rằng xu hướng lạm dụng chụp CT đang dần thay đổi. Các nhà nghiên cứu đã phân tích hình ảnh chụp CT của 250.000 phụ nữ, năm 2000 chỉ có khoảng 100 ca trong số trên bị ung thư vú, nhưng năm 2010 có 192 ca, tăng thêm 6,8% mỗi năm. Những con số trên khiến các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng chụp CT có thể làm gia tăng cơ hội bị ung thư vú. Với những phụ nữ trẻ chụp CT vùng ngực có thể làm tăng nguy cơ thêm 20%.
Có phương pháp nào thay thế cho chụp CT hay không?
Tất nhiên là có. Nếu bạn quan tâm đến nguy cơ bị ung thư vú hoặc những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thì có những phương pháp khác giúp bạn giảm thiểu việc tiếp xúc với tia X. Bạn có thể lựa chọn siêu âm thay vì chụp CT. Siêu âm không sử dụng các tia phóng xạ mà dùng các sóng cao tần xuyên sâu vào cơ thể để phát hiện ra những vùng bất thường trong cơ thể.
Cho dù vậy CT vẫn là một công cụ đắc lực cho chẩn đoán bệnh, nhưng việc sử dụng cho đúng mục đích, không lạm dụng công cụ này vẫn là vấn đề còn khá phức tạp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác hại của chụp CT scan
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.