Những thắc mắc thường gặp về chứng ăn vô độ ở trẻ em và trẻ vị thành niên
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ chưa ý thức được mối nguy hiểm của chứng ăn vô độ, thậm chí còn cho rằng trẻ đang ở tuổi ăn tuổi lớn nên đây là hiện tượng bình thường. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về chứng ăn vô độ ở trẻ.
Con tôi dường như lúc nào cũng ăn. Điều đó liệu có bình thường?
Còn tùy vào từng trường hợp. Trẻ em và trẻ vị thành niên thường phải trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau. Chẳng hạn như, chúng có thể ăn nhiều hơn và tăng cân ngay trước khi tăng trưởng đột phá về chiều cao. Kiểu tăng cân này thường trôi qua nhanh khi trẻ tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, ở một số trẻ em và trẻ vị thành niên, chứng ăn quá độ có thể là dấu hiệu của một vấn đề ăn uống, như ăn do cảm xúc, hoặc rối loạn ăn uống như rối loạn ăn vô độ.
Ăn do cảm xúc tức là ăn để được thoải mái, thoát khỏi sự buồn chán, hoặc để đáp ứng lại cảm xúc của bản thân, chứ không phải ăn để lấy chất dinh dưỡng hoặc ăn vì đói. Ăn do cảm xúc có thể dẫn đến ăn quá độ vì nó không phụ thuộc vào nhu cầu chất dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể. Như vậy, cơ thể con bạn không thực sự cần đến thức ăn. Qua một thời gian dài, việc ăn thêm quá nhiều năng lượng sẽ dẫn đến tăng cân và trẻ trở thành thừa cân hoặc béo phì. Ăn quá độ có thể khiến trẻ cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ.
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu của ăn do cảm xúc ở con mình, hãy nói chuyện với trẻ về sự lo lắng của bạn dành cho con. Hãy giúp con bạn phát triển một cách đáp ứng tốt hơn đối với những vấn đề của chúng, chẳng hạn như tập trung vào các biện pháp giải quyết vấn đề.
Rối loạn ăn uống thường phát triển ở tuổi vị thành niên hoặc những người trưởng thành trẻ tuổi. Rối loạn ăn vô độ là một dạng rối loạn ăn uống mà người mắc thường tiêu thụ một lượng lớn đồ ăn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Những người mắc rối loạn ăn vô độ thường cảm thấy xấu hổ vì lượng thức ăn mà họ tiêu thụ. Họ thường giấu thức ăn để ăn trong những bữa ăn vô độ của mình. Những người có rối loạn này thường hay cố gắng ăn kiêng nhưng không thành công hay cũng không có nhiều hứa hẹn rằng sẽ ngừng ăn. Họ cảm thấy mình không thể kiểm soát được ham muốn ăn những lượng thức ăn lớn. Bởi vậy, họ thường trở thành thừa cân hoặc béo phì.
Nếu bạn lo lắng rằng con mình có thể mắc rối loạn ăn uống, hãy theo dõi những hành vi của trẻ và nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể đánh giá về tình trạng của con bạn và khuyến nghị những cách tốt nhất để hỗ trợ.
Những nguy cơ sức khỏe nào gây nên bởi chứng ăn quá độ?
Ăn quá độ có thể dẫn đến tăng cân. Những trẻ em bị thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi chúng lớn hơn, bao gồm những vấn đề sau:
Tôi có thể làm gì để giúp con mình có những lựa chọn thích hợp về đồ ăn?
Bằng việc dạy và khuyến khích những thói quen ăn uống lành mạnh, bạn đã cung cấp cho con những công cụ quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh. Sự chỉ dẫn của bạn là rất quan trọng ngay cả đối với trẻ vị thành niên khi chúng đã biết tự chuẩn bị bữa ăn, lựa chọn đồ ăn vặt và tự lập kế hoạch cho các hoạt động của riêng mình.
Hoạt động thể lực có rất nhiều lợi ích, bao gồm:
Con tôi cần hoạt động thể lực bao nhiêu là đủ?
Trẻ em từ 2 tuổi trở lên cần ít nhất 1 giờ hoạt động thể lực mỗi ngày. Điều này không có nghĩa là con bạn phải hoạt động thể lực liên tục trong một giờ. Chúng chỉ cần vận động với những hoạt động trong những khoảng thời gian ngắn, rải rác suốt một ngày.
Tôi có thể làm gì để khuyến khích con năng động hơn?
Hãy giới hạn thời gian con tiếp xúc với màn hình không quá 1 đến 2 giờ một ngày. Thời gian tiếp xúc với màn hình bao gồm chơi điện tử, lên mạng, nhắn tin, xem TV hoặc DVD. Hãy là một tấm gương bằng cách giới hạn thời gian tiếp xúc với màn hình của chính bạn.
Giúp con bạn tìm ra những hoạt động thể lực mà chúng hứng thú. Chẳng hạn như, con bạn có thể thích tham gia vào các môn thể thao nhóm, khiêu vũ, vui chơi ngoài trời hoặc các hoạt động tình nguyện.
Hãy làm cho hoạt động thể lực trở thành một phần trong lối sống hằng ngày của gia đình bạn. Hãy đi bộ, đạp xe hoặc làm việc nhà cùng nhau. Lên kế hoạch cho những chuyến dã ngoại của gia đình.
Tôi có nên xem xét việc cho con ăn kiêng để giảm cân không?
Không bao giờ thiết lập chế độ ăn kiêng giảm cân cho trẻ khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi trẻ em luôn cần một lượng năng lượng và chất dinh dưỡng thích hợp để tăng trưởng, học tập và phát triển.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu bạn có đang cho trẻ ăn quá nhiều?
Chất xơ đóng vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa của con người và sức khỏe nói chung. Trong đó, inulin là dạng chất xơ hòa tan cần thiết để duy trì hệ vi sinh vật đường ruột.
Bà mẹ mang thai duy trì một lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ, cũng như trước và sau đó, là chìa khóa cho cả em bé và mẹ khỏe mạnh.
Thức ăn nhanh rất tiện lợi, rẻ tiền và ngon miệng. Tuy nhiên nó thường chứa nhiều calo, chất béo, đường, muối, carbohydrate tinh chế và cholesterol. Đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim.
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp bạn giảm mệt mỏi, tiếp thêm năng lượng để tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Thế nhưng việc ngủ trưa quá nhiều lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhiều người bệnh đái tháo đường thường bỏ qua chuối vì cho rằng loại quả này chứa nhiều đường. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn không cần tránh ăn chuối hoàn toàn. Người bệnh đái tháo đường chỉ cần làm theo một số lời khuyên để không bỏ qua loại quả ngon, tốt cho sức khỏe này.
Suy tim sung huyết là một căn bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sỹ. Đọc ngay bài viết sau để biết cách điều trị và kiểm soát bệnh suy tim cho người cao tuổi.
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiệt đới do muỗi truyền virus Dengue gây ra. Các triệu chứng thường bắt đầu từ ba đến mười bốn ngày sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể bao gồm sốt cao, đau đầu, nôn mửa, đau cơ và khớp, và phát ban da đặc trưng.
Thực hiện một chế độ ăn uống bỗ dưỡng cùng những loại thực phẩm dưới đây có thể giúp hỗ trợ cho những người mắc bệnh huyết áp cao.