Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em và thanh thiếu niên tăng cholesterol máu

Bạn đang lo lắng về lượng cholesterol tăng cao ở trẻ? Nhiều chuyên gia y tế đã quan sát sự tăng lượng cholesterol ở giới trẻ trong những năm gần đây, đồng thời với việc tăng số lượng người béo phì ở Mỹ.

Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ em và thanh thiếu niên tăng cholesterol máu

Lượng cholesterol tăng cao ở giới trẻ được quan tâm do tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe trong tương lai, bao gồm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Thức ăn làm tăng lượng cholesterol

Đây không đơn giản là chế độ ăn chứa cholesterol mà chúng ta nên tránh để giảm tổng lượng cholesterol ở trẻ em và thanh thiếu niên, theo như Suzanne Rostler-chuyên gia dinh dưỡng ở Wellesley, Massachusetts và đồng tác giả của cuốn sách “Ending the Food Fight”.

Quan trọng hơn, Rostler cho rằng đó là việc tìm loại thức ăn có trong thực đơn của bạn và con bạn chứa chất béo bão hòa. Chất béo bão hoà có ảnh hưởng lớn hơn đến lượng cholesterol hơn là lượng cholesterol tìm thấy trong thực phẩm. Nó được thấy trong thịt (đặc biệt là thịt lẫn mỡ), da gia cầm, và bơ không tách béo, bao gồm phomat và bơ. Chất béo dạng trans, một loại chất béo tìm thấy trong thức ăn nướng sẵn, thường không tốt cho lượng cholesterol của bạn: chúng làm giảm HDL-cholesterol tốt, và tăng LDL-cholesterol xấu.

Thức ăn làm giảm lượng cholesterol

Ngoài ra để giảm lượng chất béo bão hoà, có nhiều loại thực phẩm bạn và con bạn có thể thêm vào thực đơn để hỗ trợ làm giảm cholesterol.

Nó bao gồm hoa quả, rau củ, ngũ cốc và đậu, là những nguồn chất xơ tốt-một thành phần của thức ăn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu. Chất béo tốt, đặc biệt là omega-3, cũng giúp làm giảm cholesterol xấu LDL. Thay thế bơ bằng dầu hạt cải hoặc dầu oliu; chọn cá thay vì thịt đỏ ít nhất vài lần một tuần; sử dụng bơ từ các loại hạt hoặc trái bơ khi nướng thực phẩm.

Bố mẹ có thể làm gì?

Khi bạn đang cố thêm những thực phẩm làm giảm cholesterol và giảm những thức ăn làm tăng lượng cholesterol, bạn cần có kế hoạch. Có sẵn thức ăn lành mạnh cho bữa ăn nhẹ: cắt rau trước khi chúng sẵn sàng để nấu. Giữ loại sữa chua ít béo luôn sẵn sàng trong tủ lạnh. Hạn chế ăn vặt như khoai tây chiên hoặc bánh làm từ ngũ cốc tinh chế; tập chung vào những thức ăn lành mạnh.

Bữa ăn cholesterol thân thiện cho trẻ

Bạn cần những bữa ăn lí ưởng và theo hướng dẫn? Hãy xem xét thực đơn sau:

Bữa sáng:

  • Ngũ cốc yến mạch với đào (chứa hạt óc chó)
  • Bột yến mạch hầm táo (sử dụng sữa ít béo)
  • Hoa quả

Bữa trưa và tối

  • Súp gà
  • Cá ngừ và mì ống (sử dụng ít mayonnaise, dùng dầu cá ngừ thay vì dầu có sẵn. Sử dụng mì ống làm từ lúa mì).

Bữa ăn nhẹ

  • Hoa quả đông lạnh
  • Hoa quả tươi
  • Bơ đậu phộng

Hãy nhớ rằng trẻ em ở mọi lứa tuổi không nên được khuyến khích ăn kiêng hoặc theo một thực đơn đặc biệt, trừ khi được hướng dẫn bởi bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên giữ cholesterol máu ở mức thấp không?

Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm