Trẻ em nếu có cholesterol cao có nghĩa là sẽ chịu tác động lâu dài của các vấn đề về tim mạch, tiểu đường, đột quỵ hơn là khi vấn đề này gặp ở người trưởng thành. Việc biết được nồng độ cholesterol của trẻ là một điều quan trọng, đặc biệt nếu tiền sử gia đình của trẻ có người mắc cholesterol cao hoặc có tiền sử bệnh tim mạch.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo được sản xuất ở gan, đây là chất béo do cơ thể tạo ra và được sử dụng để tạo nên các màng tế bào cũng như một số hormon.
Cơ thể bạn nhận được cholesterol để hoạt động bình thường từ 2 nguồn: do gan sản xuất khoảng 1.000 milligram mỗi ngày; phần còn lại đến từ thức ăn hàng ngày.
Mặc dù rau quả, ngũ cốc không có cholesterol nhưng những thức ăn từ động vật thì lại có với hàm lượng khác nhau:
Lòng đỏ trứng
Thịt
Gia cầm
Đồ biển
Các sản phẩm hàng ngày như sữa, pho mát, kem.
Cholesterol tốt và cholesterol xấu
Cholesterol không thể tự di chuyển khắp cơ thể mà phải kết hợp với protein tạo nên lipoprotein, đi theo dòng máu để đến các cơ quan cần thiết.
Trong cơ thể có 2 loại Cholesterol: lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
LDL hay cholesterol xấu là cholesterol vận chuyển chính. Quá nhiều LDL trong máu có thể làm dày lên ở thành các động mạch dẫn đến tim và não. Sự dày lên này tạo ra các mảng bám gọi là xơ vữa động mạch và có thể khiến các mạch máu bị hẹp lại và tắc nghẽn và khiến cục máu đông dễ hình thành hơn. Nếu một cục máu đông hình thành và một động mạch bị tắc quả sẽ dẫn đến việc cung cấp máu cho tim, não bị ngừng trệ và bạn có thể bị đau tim hoặc đột quỵ. Xơ vữa động mạch cũng có thể làm giảm lượng máu chảy đến các cơ quan khác, bao gồm ruột hoặc thận gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Nồng độ cao LDL làm tăng nguy cơ cho bệnh tim và đột quỵ, trong khi nông độ cao HDL có thể giúp bảo vệ hệ thống tuần hoàn.
Tác nhân nào làm tăng nồng độ cholesterol ở trẻ em?
Chế độ ăn uống: một chế độ ăn nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo dạng trans chính là nguyên nhân hàng đầu gây tăng cholesterol máu, nhất là LDL.
Yếu tố di truyền: có bố mẹ có cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ ở trẻ em.
Béo phì: một em bé bị béo phì thường liên quan đến cả chế độ ăn uống và ít tập thể dục, ít vận động.
Như vậy, những trẻ năng hoạt động, có chế độ dinh dưỡng cân đối, không có bệnh sử gia đình mắc cholesterol cao hoặc bệnh tim, và không bị thừa cân sẽ ít có nguy cơ bị cholesterol cao.
Kiểm soát và điều trị nồng độ cholesterol cao
Các hướng dẫn hiện nay khuyến cáo tất cả các trẻ nhỏ được sàng lọc nồng độ cholesterol máu ít nhất một lần khi chúng từ 9 đến 11 tuổi và lặp lại khi từ 17 tuổi đến 21 tuổi.
Những trẻ từ 2 đến 8 tuổi và 12 đến 16 tuổi mà có những yếu tố nguy cơ cholesterol cao như đã mô tả ở trên nên được kiểm tra thường xuyên hơn. Sàng lọc cholesterol máu được khuyến khích cho những trẻ:
Bác sĩ có thể cho trẻ làm xét nghiệm máu đơn giản, thường sẽ phải kiêng ăn (không ăn hoặc uống, ngoại trừ nước trong 12 giờ), để cho bạn biết nếu nồng độ cholesterol của con bạn quá cao hay không.
Theo hướng dẫn của Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia (NCEP) của Mỹ, thứ tự của cholesterol toàn phần và cholesterol hàm lượng thấp cho trẻ nhỏ từ 2-18 tuổi là:
Loại |
Cholesterol toàn phần (mg/dL) |
LDL cholesterol, (mg/dL) |
Cho phép |
Nhỏ hơn 170 |
Nhỏ hơn 110 |
Ranh giới |
170-199 |
110-129 |
Cao |
Lớn hơn hoặc bằng 200 |
Lớn hơn hoặc bằng 130 |
Trẻ nhỏ có nồng độ LDL cholesterol lớn hơn hoặc bằng 130 mg/dL được khuyến cáo áp dụng chế độ ăn giảm chất béo và cholesterol và tăng hoạt động thể chất. Định kỳ kiểm tra cholesterol sau 3 đến sau tháng can thiệp lối sống.
Thuốc giảm cholesterol được cân nhắc sử dụng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên có nồng độ cholesterol LDL lớn hơn hoặc bằng 190 mg/dL nếu sự thay đổi trong chế độ ăn và tập thể dục không có hiệu quả.
Đối với trẻ có thêm những yếu tố nguy cơ khác, điều trị được cân nhắc kể cả khi lượng cholesterol ở nồng độ thấp.
10 cách để giảm cholesterol
Dưới đây là 10 cách để đảm bảo lượng cholesterol của gia đình bạn trong nồng độ cho phép:
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ý nghĩa các chỉ số Cholesterol trong ước lượng rủi ro tim mạch
Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về nhịp tim bình thường với từng lứa tuổi trong bài viết dưới đây:
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít đạm mang lại rất nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở cả nam và nữ giới.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển các phương pháp chữa trị căn bệnh HIV và phổ biến chúng trong tương lai.
Để tác động lên "cậu bé", điều chỉnh chế độ ăn hằng ngày là cách dễ nhất. Vì thế nam giới nên hạn chế ăn quá nhiều ớt, sa tế, rượu, mỡ động vật…
Ở trong một mối quan hệ sai lầm có thể gây ra nhiều hậu quả về mặt thể chất. Dưới đây là 7 dấu hiệu giúp bạn nhận biết điều bất ổn trong mối quan hệ hiện tại.
Một số người coi vết sẹo của họ là vết thương trong một hành động đáng tự hào, và họ không có gì phải xấu hổ, nhưng việc chăm sóc vết thương mới có thể giúp chúng không để lại sẹo. Hãy làm theo những lời khuyên trong bài viết sau đây để làm được điều đó.
Bác sĩ tim mạch Mỹ chia sẻ các phương pháp hoàn toàn tự nhiên giúp làm giảm huyết áp.
Bạn có thể đã từng phải đối phó với chứng đau lưng khi bạn mang thai, việc tăng cân, thay đổi nội tiết tố là không thể thay đổi được và gây tổn hại cho cơ thể bạn, bao gồm cả lưng.