Cholesterol là một hợp chất cần thiết đối với cơ thể để xây dựng khối màng tế bào và hormone, chẳng hạn như estrogen và testosterone. Gan sản xuất khoảng 80% lượng cholesterol của cơ thể và phần còn lại đến từ chế độ dinh dưỡng như thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, cá và sản phẩm từ sữa. Thức ăn từ thực vật không chứa cholesterol.
Khi có quá nhiều cholesterol trong cơ thể, nó có thể lắng đọng thành mảng bám trong vách trong động mạch làm động mạch hẹp hơn.
Những loại cholesterol nào có trong cơ thể?
Cholesterol không di chuyển tự do trong mạch máu. Thay vào đó, nó gắn vào protein tạo thành lipoprotein (lipo=mỡ). Có ba loại lipoprotein được phân loại dựa vào số protein so với lượng cholesterol.
Lipoprotein mật độ thấp (LDL) có tỉ số cholesterol trên protein cao và được cho là cholesterol “xấu”. Nồng độ LDL tăng cao khiến tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi. Nó khiến tạo thành mảng bám cholesterol dọc thành động mạch. Qua thời gian, mảng bám tăng kích cỡ, động mạch hẹp hơn (xơ vữa động mạch) và lưu lượng máu giảm. Nếu mảng bám bị vỡ, nó có thể tạo thành cục máu đông để ngăn chặn máu chảy. Cục máu đông là nguyên nhân gây đau tim hoặc nhồi máu cơ tim nếu cục máu ở một trong những động mạch vành của tim.
Lipoproteins mật độ cao (HDL) được tạo bởi lượng protein cao hơn lượng cholesterol. Chúng thường được cho là cholesterol “tốt” vì chúng có thể tách cholesterol từ thành động mạch và thải về gan. Tỉ số HDL trên LDL càng cao thì càng tốt vì đây là yếu tố bảo vệ khỏi đau tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi.
Lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL) chứa ít protein hơn cả LDL.
Tổng lượng cholesterol hay còn gọi là cholesterol toàn phần là tổng của HDL, LDL và VLDL.
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.