Đối với những trường hợp có bệnh lý ở đường hô hấp mà có đờm nhày quánh như ở người bị viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn... thì acetylcystein tôi sẽ là công cụ đắc lực để hỗ trợ các bạn trong việc “hóa giải” đờm này. Do có tác dụng tiêu chất nhày, làm giảm độ quánh của đờm nên khi dùng tôi sẽ tạo thuận lợi để người bệnh tống đờm ra ngoài bằng phản xạ ho, bằng dẫn lưu tư thế hoặc bằng phương pháp cơ học (đối với những người không có khả năng khạc đờm như trẻ nhỏ, người già yếu...).
Tuy nhiên, khi dùng tôi các bạn cần chú ý:
Thứ nhất, người bị bệnh hen hoặc có tiền sử hen (vì nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein), người đã dị ứng với tôi trước đó thì nhất định không được mua tôi về dùng. Trên thị trường hiện nay, acetylcystein tôi có mặt trong rất nhiều sản phẩm với tên gọi khác nhau, nên người bệnh cần đọc kỹ thành phần của thuốc xem có mặt tôi trong đó không nhé. Trường hợp đi khám bệnh, các bạn phải nói điều này cho bác sĩ biết để bác sĩ còn “chừa” tôi ra. Nếu không biết mà cứ dùng tôi sẽ nguy cho người bệnh đấy.
Thứ hai, không được dùng tôi đồng thời với các thuốc ho khác (ví dụ thuốc giảm ho) hoặc bất cứ thuốc nào làm giảm bài tiết phế quản. Trong quá trình điều trị có thể xuất hiện nhiều đờm loãng ở phế quản, cần phải hút đờm ra nếu người bệnh giảm khả năng ho.
Thứ ba, một vài tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi dùng tôi là: buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhức đầu, ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi nhiều, phát ban, mày đay... Co thắt phế quản, phản ứng dạng phản vệ toàn thân tuy hiếm gặp nhưng các bạn vẫn phải đề phòng vì vẫn có thể xảy ra với tất cả các dạng thuốc có chứa tôi. Để hạn chế nôn và buồn nôn do thuốc nên dùng dung dịch acetylcystein tôi pha loãng. Có thể ức chế (đề phòng) phản ứng quá mẫn với thuốc (phát ban, ngứa, buồn nôn, nôn, chóng mặt) bằng cách dùng kháng histamin trước khi dùng tôi...
Nắm được những điều trên sẽ giúp người bệnh sử dụng tôi một cách an toàn và hiệu quả hơn.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.