Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sự thật bất ngờ về cholesterol

Giống như đa số mọi người, khi nhắc đến cholesterol, bạn sẽ nghĩ ngay đến các thực phẩm nhiều dầu mỡ và các vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì về cholesterol. Nhiều sự thật khác về cholesterol được đề cập dưới đây, có thể sẽ khiến bạn bất ngờ.

Một số người sẽ không thể tránh khỏi tình trạng tăng cholesterol

Nếu bạn có mức cholesterol tăng rất cao, thì đó có thể một phần là do yếu tố về di truyền. Với một số gia đình, việc tăng lượng cholesterol xấu LDL là không thể tránh khỏi. Tình trạng này được gọi là tăng cholesterol máu có tính gia đình, ảnh hưởng đến khoảng 1/500 người và có thể làm tăng lượng cholesterol toàn phần từ 300mg/dL đến 600mg/dL, cũng như sẽ khiến bạn bị nhồi máu cơ tim sớm hơn. Mọt số người mắc phải tình trạng tăng cholesterol có tính gia đình này sẽ bị khiếm khuyết tại 2 đoạn gen, và đây là tình trạng hiếm gặp hơn, ảnh hưởng đến khoảng 1/1triệu người. Với tình trạng này, lượng cholesterol toàn phần có thể tăng thêm khoảng hơn 100mg/dL. Cả 2 tình trạng tăng cholesterol có tính gia đình ở trên có thể dẫn đến việc chết sớm, thường là trước tuổi 20.

Các động mạch bị tắc trông giống như bơ

Kể cả khi bạn không thể nhìn thấy các mảng bám vàng xuất hiện trên da, thì tình trạng cholesterol cao vẫn có thể sẽ hình thành trong cơ thể. Cholesterol xấu LDL sẽ hình thành một cách từ từ tại thành của các động mạch, gây ra các mảng bám dày có thể làm hẹp các động mạch, hạn chế lượng máu chảy và dẫn đến việc hình thành các cục máu đông. Động mạch bị dày hơn, cứng hơn và sẽ bắt đầu có màu vàng giống như màu của cholesterol. Nếu bạn có thể nhìn được hình ảnh của các động mạch bị tắc bởi cholesterol, thì những động mạch này sẽ trông giống như có một lớp bơ cứng rất dày lót ở trong lòng các động mạch này vậy!

Bạn có thể nhìn thấy tình trạng tăng cholesterol

Thông thường, bạn chỉ biết rằng mình bị tăng cholesterol nếu bác sỹ nói với bạn như vậy. Nhưng đôi khi, tình trạng cholesterol có thể sẽ rất đơn giản và dễ quan sát, thông qua việc xuất hiện các nốt có màu vàng ánh đỏ, gọi là các u vàng (xanthomas). Những mảng màu này sẽ rất khác nhau về kích thước và có thể được tìm thấy trên khắp cơ thể, bao gồm cả tại các khớp, bàn tay và mí mắt (mặc dù không phải tất cả các u vàng tại mí mắt đều là do tăng cholesterol). Những khối u vàng này thường có xu hướng xuất hiện ở người cao tuổi hoặc ở những người bị tiểu đường hay mắc các vấn đề khác về sức khỏe. U vàng cũng thường phổ biến hơn ở những người bị tăng cholesterol có tính chất gia đình, tức là có các khối u vàng bẩm sinh.

Lượng cholesterol có thể xuống quá thấp

Tất cả mọi người đều biết rằng, tăng cholesterol là không tốt, nhưng nếu lượng cholesterol hạ xuống quá thấp cũng có thể sẽ không tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, bạn nên giữ lượng cholesterol toàn phần của bạn dưới 200mg/dL, là ngưỡng trugn bình dành cho người trưởng thành. Cholesterol ở mức dưới 160mg/dL, hay còn gọi là hạ cholesterol hay hạ mỡ máu sẽ có liên quan đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả ung thư. Cho tới nay, vẫn chưa rõ rằng các vấn đề sức khỏe gây ra tình trạng hạ cholesterol hay ngược lại, hạ cholesterol gây ra các vấn đề về sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số phụ nữ mang thai bị hạ cholesterol toàn phần sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn. Hạ cholesterol toàn phần và hạ LDL thậm chí còn có liên quan đến lo âu và bệnh trầm cảm.

Lượng cholesterol đang có xu hướng giảm dần

Mặc dù bạn có thể nghĩ là, với thực trạng béo phì ngày càng gia tăng hiện nay thì lượng cholesterol sẽ tăng vọt theo, nhưng trên thực tế, lượng cholesterol lại đang hạ thấp hơn. Ví dụ, vào những năm 1960, có khoảng 33% số người từ 20-74 tuổi bị tăng cholesterol (được định nghĩa là có lượng cholesterol toàn phần trển 240mg/dL), và lượng cholesterol trung bình của một người vào thời điểm này là khoảng 222mg/dL. Tuy nhiên, trong những năm từ 2003-2006, chỉ có khoảng 16% số người trong cùng nhóm tuổi này bị tăng cholesterol và lượng cholesterol trung bình trong giai đoạn này là khoảng 200mg/dL. Nguyên nhân có thể là bởi, khoảng 50 năm trước, nhiều người chưa ý thức được các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đi kèm với tình trạng tăng cholesterol. Ngày nay, khi mà nhiều người ý thức được vấn đề này, và cố gắng điều chỉnh bằng cách thực hiện các chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên hơn và sử dụng rộng rãi các loại thuốc hạ mỡ mau, thì tình trạng tăng cholesterol đã được giảm đi đáng kể.

Luyện tập sẽ làm tăng lượng cholesterol tốt

Các bác sỹ thường khuyến nghị thay đổi lối sống bằng việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp làm giảm lượng cholesterol một cách tự nhiên. Nhưng, một nghiên cứu gần đây đăng tải trên tạp chí Journal of Lipid Research  lại cho thấy rằng, luyện tập có thể sẽ có ảnh hưởng khác nhau lên lượng cholesterol, phụ thuộc vào mức độ luyện tập và giới tính của người tập. Các đối tượng tham gia nghiên cứu tron gnghiên cứu này sẽ được theo dõi trong vòng 9 năm. Những người có mức độ luyện tập tương đương 1 giờ luyện tập nhẹ nhàng/tuần hoặc nửa giờ luyện tập trung bình/tuần sẽ có liên quan với việc tăng lượng cholesterol mật độ cao (HDL) hay còn gọi là cholesterol tốt. Tuy nhiên, lượng cholesterol xấu LDL thì chỉ giảm với một số phụ nữ và lượng cholesterol toàn phần chỉ giảm đối với những phụ nữ người Mỹ gốc Phi.

Các thực phẩm không chứa cholesterol (cholesterol-free) vẫn có thể làm tăng lượng cholesterol của bạn

Do vậy, hãy thận trọng với những loại thực phẩm không chứa cholesterol (cholesterol-free). Cholesterol có thể được tao ra từ gan của các loại động vật, và chỉ được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, ví dụ như thịt, sữa và trứng. Một số loại thực phẩm có thể khẳng định rằng chứa rất ít hoặc không chứa cholesterol, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những thực phẩm đó sẽ tốt cho lượng cholesterol của bạn. Rất nhiều loại thực phẩm chiên rán và các thực phẩm đóng gói công nghiệp có chứa chất béo dạng trans dưới dạng dầu thực vật được hydro hóa (sẽ gây tăng cholesterol). Chất béo dạng trans, cùng với chất béo bão hòa, là thủ phạm chính gây tăng cholesterol từ thực phẩm, nhưng chúng sẽ không được liệt kê là “cholesterol” ở bên ngoài bao bì. Do vậy, hãy đọc kỹ bảng thành phần và thành phần dinh dưỡng bên ngoài bao bì thực phẩm, xem xét kỹ lượng chất béo cũng như lượng cholesterol của các loại thực phẩm trước khi quyết định sẽ mua bất cứ loại thực phẩm nào.

Tăng cholesterol có thể gây ra rối loạn cương dương

Tăng cholesterol chắc chắn sẽ không tốt cho trái tim của bạn. Nhưng cholesterol cao còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt các vấn đề khác về sức khỏe. Một nghiên cứu năm 2005 tại Thụy Điển chỉ ra rằng, nam giới có lượng cholesterol toàn phần cao trên 270mg/dL sẽ có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao hơn khoảng 4.5 lần so với nam giới cơ mức cholesterol dưới 220mg/dL (mặc dù có thể mối liên quan này sẽ bị gây nhiễu bởi nhiều yếu tố). Ngoài ra, cholesterol cao còn liên quan đến việc tăng nguy cơ rối loạn cương dương, suy thận và thậm chí là tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng, chế độ ăn giàu cholesterol từ thực phẩm có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển suy gan hoặc ung thư gan.

Sau tất cả, bạn vẫn cần phải có cholesterol

Cholesterol có rất nhiều tiếng xấu, nhưng sự thật là cholesterol lại rất cần thiết cho cấu trúc của các tế bào, cho sự phát triển khỏe mạnh của não bộ và cholesterol còn cần thiết cho hàng loạt chức năng quan trọng khác của cơ thể. Tuy vậy, bạn không nhất thiết phải ăn cholesterol bởi gan có thể sản xuất ra đủ lượng cholesterol mà cơ thể cần mỗi ngày. Gan có thể sản xuất ra khoảng 1000mg cholesterol/ngày, và đó là lượng cholesterol mà cơ thể cần để có thể hoạt động khỏe mạnh. Nhưng, chúng ta vẫn đang nạp thêm cholesterol vào cơ thể bằng cách tiêu thụ một số loại thực phẩm, ví dụ như thịt đỏ và trứng.

Một quả trứng một ngày là đủ

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), nam giới và nữ giới người Mỹ cần tương ứng 337mg và 217mg cholesterol mỗi ngày. Tổ chức này khuyến nghị nên hạn chế tiêu thụ lượng cholesterol xuống dưới 300mg/ngày. Lượng cholesterol này chỉ nhiều hơn một quả trứng lớn một chút (một quả trứng có khoảng 213mg cholesterol). Do vậy, nếu trong bữa sáng của bạn có món trứng, bạn nên nhớ rằng bạn cần cắt giảm tất cả các nguồn cung cấp cholesterol khác trong suốt cả ngày. Trứng cũng có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm khác mà bạn không ngờ tới, và do vậy, không coi đó là nguồn cung cấp cholesterol, ví dụ như các loại thực phẩm nướng trong lò.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Health)
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm