Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 dấu hiệu cho biết bạn đang ăn quá nhiều Lycopene

Lycopene là một chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrient) được tìm thấy trong hầu hết các loại hoa quả và rau có màu đỏ. Loại dinh dưỡng thực vật này không phải là vitamin cũng không phải là chất khoáng mà là những chất được sản sinh bởi thực vật để bảo vệ chúng khỏi những yếu tố của môi trường như hạn hán, sâu bọ, virus, vi khuẩn và nấm mốc.

Dinh dưỡng thực vật tạo nên hương vị và màu sắc cho thực vật, và kết quả là sự đa dạng trong cấu tạo và mùi vị. Có hàng nghìn loại dinh dưỡng thực vật khác nhau, được phân loại theo đặc điểm sinh hóa và chức năng bảo vệ. Lycopen thuộc nhóm Carotenoid và là một trong số những dinh dưỡng thực vật đã được nghiên cứu.

Hợp chất Carotenoid, ví dụ như Lycopen, thường có trong thức ăn đã được nấu chín. Hãy nghĩ về món sốt cà chua với mỳ ống! Chế độ ăn uống chứa nhiều chất béo cũng làm tăng khả năng hấp thu của cơ thể. Ngoài cà chua, Lycopen còn được tìm thấy trong nho tím, đu đủ, ổi, đào và dưa hấu. Mặc dù nó thuộc nhóm dinh dưỡng thực vật chứa Carotenoid, nhưng hoàn toàn không hoạt động giống vitamin A.

Bổ sung thực phẩm chứa Lycopen thường đi kèm với sự giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Một nghiên cứu sâu hơn vừa được công bố về mối liên hệ giữa Lycopen và sự phòng chống các bệnh ung thư khác, giảm thiểu những triệu chứng của cơn hen do tập luyện và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, nhưng những nghiên cứu trên người thì vẫn chưa đầy đủ. Không có một nghiên cứu khoa học rõ ràng nào đánh giá sự an toàn của việc bổ sung Lycopen. Theo một bài báo vào tháng 8/2005 của tờ Journal of Nutrition, cho biết rất là khó khăn trong việc đánh giá lượng hấp thụ lycopene trung bình nhưng một nghiên cứu khác đã cho thấy mức độ hấp thụ trung bình đối với những người đàn ông ở Mỹ là 6581 µg/ ngày và 5672 µg/ ngày đối với phụ nữ. Trên quan điểm về chế độ ăn kiêng, trong một cốc nước sốt cà chua đã có chứa 34244 µg và một cốc cà chua bi có 3834 µg.

Lycopen là một chất không độc và thường thấy trong các bữa ăn nhưng lượng tiêu thụ có thể nhiều hơn lượng cơ thể có thể hấp thụ được, đặc biết là nếu bạn uống viên bổ sung Lycopen. Dưới đây là một số ảnh hưởng hoặc dấu hiệu cho thấy bạn đang tiêu thụ quá nhiều Lycopen.

Phản ứng dị ứng hoặc sự không dung nạp

Nếu bạn bị dị ứng với cà chua hoặc nhạy cảm với thức ăn có chứa nhiều Lycopen, bạn nên cân nhắc đến việc giảm khối lượng có trong bữa ăn của bạn. Những phản ứng dị ứng da và mẩn đỏ thường do sự tiêu thụ quá nhiều Lycopen có thể liên quan. Kiểm tra bảng thành phần để chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng với bất kì thành phần bổ sung nào.

Vấn đề về dạ dày

Tiêu chảy, buồn nôn, đau quặn bụng, đầy hơi và thậm chí nôn có thể xảy ra khi ăn quá nhiều Lycopen. Nếu bạn đang ăn một lượng lớn sản phẩm từ cà chua, hãy cân nhắc việc giảm số lương để cải thiện tình trạng sức khỏe. Thủ phạm có thể do hàm lượng acid cao trong cà chua gây kích ứng dạ dày hơn là do Lycopen. Những thức ăn chế biến từ cà chua có thể gây kích ứng những vết loét dạ dày.

Da đỏ

Điều này thường xảy ra khi bạn tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm có màu đỏ như củ cải đỏ, cà chua, đậu đỏ và hoa quả khác thuộc họ dâu. Hậu quả là da bạn sẽ đổi sang màu đỏ. Một số người cho biết họ nhìn thấy điều này khi uống một lượng lớn nước cà chua ép.

Huyết áp thấp:

Tiêu thụ quá nhiều Lycopen có thể dẫn đến huyết áp thấp. Đặc biệt thận trọng nếu bạn đang sử dụng thuốc giảm huyết áp. Theo Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, Thư viện Sức khỏe có một bài báo vào năm 2013 đã kết luận rằng sự bổ sung Lycopen làm giảm huyết áp tâm thu và có thể ảnh hưởng đến việc điều trị chống tăng huyết áp.

Tương tác thuốc

Lycopen tương tác với một số tác nhân hóa trị được sử dụng để điều trị bệnh ung thư cũng như thuốc kháng sinh ciprofloxacin và olestra. Nếu bạn đang uống thuốc những loại thuốc này và nghĩ rằng mình tiêu thụ quá nhiều Lycopen, hãy nói chuyện với bác sĩ.

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo fitday)
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm