Purin bao gồm 2 vòng bazơ cacbon-nitơ là adenine và guanine. Purin thể hiện như là một dạng năng lượng cho các tế bào và rất cần thiết cho việc sản xuất DNA và RNA, protein, tinh bột, điều hòa các enzym và các tín hiệu của tế bào. Sản xuất acid uric có liên quan đến quá trình tổng hợp purin trong cơ thể và hấp thu purin từ bên ngoài.
Nói cách khác, purin được tìm thấy trong tất cả các mô của con người và còn được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm. Khi các tế bào chết trong cơ thể con người, purin được tạo ra. Acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin ở người. Đào thải acid uric ra khỏi cơ thể phụ thuộc vào sự bài tiết. Cần có sự cân bằng giữa sản xuất và bài tiết acid uric, được xác định thông qua mức độ urat huyết thanh (là mức độ acid uric trong máu).
Mức độ urat huyết thanh
Hầu hết axit uric được phân hủy trong máu và đi đến thận để bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Người bình thường luôn duy trì nồng độ urat huyết thanh ổn định từ 4 đến 6,8 mg/dl, cũng như tổng axit uric trong cơ thể vào khoảng 1.000 mg. Những người hoặc là sản xuất quá nhiều acid uric hoặc không có khả năng đào thải đủ axit uric sẽ có nồng độ urat huyết thanh tăng cao. Mức độ cao của acid uric trong máu được gọi là tăng acid uric máu. Sản xuất quá nhiều hoặc bài tiết quá ít acid uric hoặc kết hợp cả hai, có thể dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu.
Những người có nồng độ acid uric cao trong máu có thể phát triển bệnh thận hoặc bệnh gout thông qua sự lắng đọng của các tinh thể trong khớp. Nhưng không phải tất cả những người có tăng acid uric máu đều phát triển bệnh gút.
Việc duy trì một nồng độ urat huyết thanh bình thường là rất quan trọng. Xét nghiệm máu là một trong những cách kiểm tra nồng độ axit uric trong cơ thể bạn. Bạn cũng có thể thực hiện kiểm tra mẫu nước tiểu.
Lý tưởng nhất là acid uric huyết thanh nên ở mức 6,0 mg/dl hoặc thấp hơn. Một người có nồng độ acid uric là 6,8 mg/dl hoặc cao hơn được phân loại là có tình trạng tăng acid uric máu.
Tăng acid uric máu có thể xảy ra do các vấn đề khác nhau, bao gồm:
Kết luận
Việc nắm rõ mức độ axit uric trong cơ thể bạn là rất quan trọng, tương tự như hiểu biết về nồng độ cholesterol hay glucose trong máu của bạn.
Người có tiền sử bệnh gout nên thực hiện theo dõi nồng độ axit uric 6 tháng 1 lần để chắc chắn nồng độ đó vẫn còn dưới 6,0 mg/dl. Bệnh nhân bị Gout có thể cần điều trị bằng thuốc cũng như thay đổi lối sống để giữ cho lượng axit uric ở mức hợp lý.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.
Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?