Thời kỳ vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi thơ ấu đến tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần có thể dẫn đến những hành vi đáng tiếc nếu không có sự thông cảm, hướng dẫn, can thiệp kịp thời của gia đình và nhà trường.
Vị thành niên là độ tuổi "chênh vênh" giữa người lớn và trẻ con, thường hay phản kháng với lời chỉ dẫn người lớn.
Do đặc điểm của hệ thần kinh và nội tiết đang phát triển, trẻ vị thành niên dễ mất cân bằng về tâm lý và cảm xúc dễ nổi nóng, khó khăn trong việc kiểm soát dễ bị kích động gây ra những phản ứng không mong muốn.
Được trang bị về mặt sinh lý như một người trưởng thành nhưng lại được định hướng bằng những phản ứng rất trẻ con. Trong cơ thể trẻ luôn có 2 luồng suy nghĩ đối kháng nhau, một bên muốn bảo tồn những đặc quyền tuổi thơ ấu, một bên lại thích sử dụng ưu thế của người trưởng thành nên trẻ có những hành động và cư xử khiến phụ huynh khó xử. Khoảng cách giữa các thế hệ khiến con trẻ và ba mẹ không tìm thấy tiếng nói chung, từ đó trẻ rất thường hay phản kháng.
Mặt khác, ở giai đoạn này trẻ rất dễ tự ái, muốn được quan tâm nhiều hơn, được lắng nghe để trò chuyện, chia sẻ những cảm giác vui buồn, nhưng lại không phải là bố mẹ. Tuổi này trẻ cũng rất quan tâm đến bản thân bên ngoài của mình, một khiếm khuyết nhỏ của cơ thể cũng trở thành 1 bi kịch, rất cực đoan trong cảm xúc yêu ghét.
Xã hội ngày càng hiện đại, sự cạnh tranh là điều không tránh khỏi, chỉ cần một ngày không nỗ lực, bạn sẽ thụt lùi. Nhưng cũng chính điều này đã tạo ra áp lực cho con trẻ. Một số phụ huynh còn gửi gắm những gì mình chưa làm được cho con, mọi kỳ vọng đều đổ dồn trên vai con trò. Do xã hội mới phát triển nên chú trọng vào các hình thức đánh giá nên bố mẹ thường đem con ra để "ghi điểm" cho bản thân mình.
Bệnh thành tích từ áp lực này ra. Nhưng ba mẹ không biết rằng, khả năng của mỗi đứa trẻ là khác nhau. Con cái sinh ra không phải để gánh ước mơ dang dở của cha mẹ. Càng ép buộc, càng dẫn đến những hiện tượng rối nhiễu tâm lý trẻ.
Làm thế nào có thể nhận biết sớm trẻ vị thành niên có vấn đề?
Nhiều gia đình khi đưa các em đến khám đều cho rằng con mình không có vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng thực tế khi làm việc với các em nhỏ, các bác sĩ mới nhận ra rất nhiều điều bất ổn như stress, sang chấn tâm lý từ chính môi trường học tập và cuộc sống gia đình của các em.
Con cái không phải nơi gửi gắm, hiện thực hóa giấc mơ còn dang dở của cha mẹ. Thay vì ép buộc con phải tuân thủ đúng định hướng đã được người lớn vạch sẵn, hãy trò chuyện, chia sẻ và cùng tháo gỡ những khó khăn với con nhiều hơn.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, ở lứa tuổi vị thành niên, cha mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dưới đây cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để sàng lọc, tư vấn và hỗ trợ.
1. Rối loạn ăn uống
Béo phì, chán ăn, nhịn ăn thường gặp ở các bé gái. Rối loạn ăn uống còn gặp ở trẻ bị trầm càm, bị lạm dụng tình dục.
2. Trầm cảm
Các dấu hiệu nhận biết bao gồm chán nản kéo dài, cảm giác buồn bã, trống rỗng hoặc vô vọng; giận dữ, cáu kỉnh hoặc thất vọng chỉ với những việc rất nhỏ; hoặc những việc đơn giản nhưng con không đưa ra được quyết định; thường lo lắng, bồn chồn, suy nghĩ chập chạm, kém tập trung; luôn có cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm, cảm giác có tội…
3. Thậm chí trẻ có những suy nghĩ tiêu cực hơn, tự tử.
Vì vậy nếu cha mẹ nhận thấy con có những cảm xúc khác thường, hay nói những câu như: "Sẽ không còn làm phiền ai nữa đâu!", "Chả còn gì quan trọng cả!", "Thôi, mọi việc đều vô ích thôi!", "Chẳng còn gặp ai nữa đâu mà nói…"; Hoặc có những hành động sắp xếp mọi vật dụng cá nhân theo thứ tự, viết nhật ký rằng sẽ tặng những món quà mình yêu quý cho gia đình, người thân, bạn bè; dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ một cách bất thường... hãy tìm cách trò chuyện, đảm bảo luôn có người giám sát và môi trường an toàn.
Phụ huynh làm gì khi phát hiện trẻ có vấn đề?
Trước tiên là liên lạc với chuyên gia tham vấn tâm lý học đường, chuyên gia tâm lý lâm sàng hoặc bác sĩ tâm thần để được tư vấn, can thiệp tâm lý và hỗ trợ về thuốc. Song song đó, cần động viên trẻ thực hiện các hoạt động từng hứng thú trước đây cho dù hiện tại mất đi hứng thú với những hoạt động này.
Mặt khác, cần duy trì giấc ngủ đều đặn việc ngủ đúng giờ, ngủ đủ giờ, trành ngủ quá nhiều; duy trì các hoạt động thể chất đều đặn, tham gia các hoạt động xã hội càng nhiều càng tốt.
Cha mẹ cần biết rằng, trẻ vị thành niên sẽ có tâm lý xa dần vòng tay của bố mẹ và tập cho mình cách sống tự lập hơn. Tuy nhiên không hẳn là vậy, trẻ vẫn luôn luôn cần sự giúp đỡ che chở của gia đình, mong muốn đây là nơi an toàn nhất và là điểm tựa vững chắc nhất để bắt đầu cuộc sống. Ở giai đoạn này bố mẹ trẻ nên nắm bắt được tâm lý của trẻ và luôn theo dõi từng bước đi của trẻ để có sự hỗ trợ cần thiết.
Với những khó khăn mâu thuẫn trên có thể nói tuổi vị thành niên là tuổi có nhiều đột phá quan trọng trong cuộc đời con người, nhưng đây chỉ là những khó khăn tạm thời, có thể khắc phục nếu như cha mẹ thật sự hiểu trẻ, là bạn với trẻ, tôn trọng tính độc lập của trẻ.
Bên cạnh đó, xã hội hiện nay đã khác xưa rất nhiều, không còn là thế giới "đóng" mà hầu như là một thế giới phẳng, thế giới "mở", do đó chúng ta phải liên tục thích nghi. Để giúp con nhận thức đúng, cha mẹ nên giáo dục giới tính và tập dần khả năng xử lý tình huống cho trẻ… Như vậy sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này và trưởng thành lành mạnh.
Cha mẹ nên tốt nhưng tốt vừa đủ. Điều này làm cho trẻ có thể tự lực được. Đôi khi những từ chối của bố mẹ có thể khiến trẻ hụt hẫng nhưng đó là sự hụt hẫng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Trong trường hợp con thực sự có vấn đề về tâm lý, tâm thần kinh, cha mẹ có con mắc bệnh phải tuân thủ quá trình điều trị, không nên thấy đỡ mà ngừng, bệnh sẽ gián đoạn rất dễ khó điều trị sau này. Cha mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý để hỗ trợ con cả quá trình điều trị, phải kiên trì thì mới có thế mới mang lại kết quả cao.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mang thai ở tuổi vị thành niên: làm sao giúp con vượt qua?
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.