Những ảnh hưởng của việc mang thai ở tuổi vị thành niên - phần 1
Mang thai và trở thành một người mẹ không chỉ tạo ra những thay đổi về thể chất. Các bà mẹ tuổi vị thành niên cũng trải qua những thay đổi về tinh thần, đối mặt với căng thẳng đến từ:
• Những đêm không ngủ
• Chuẩn bị mọi thứ để chăm sóc em bé
• Khám bác sĩ định kì
• Cố gắng hoàn thành chương trình học tập
Không phải tất cả nhưng có rất nhiều các bà mẹ vị thành niên bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về tinh thần và thể chất. Nếu bạn gặp những thay đổi về sức khỏe tâm thần sau khi sinh, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân và hỗ trợ y tế.
Nghiên cứu về thai kỳ tuổi vị thành niên
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics đã nghiên cứu hơn 6.000 phụ nữ Canada, trong độ tuổi từ thanh thiếu niên đến trưởng thành. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các bé gái khác nhau, từ 15 đến 19 tuổi bị trầm cảm sau sinh với tỷ lệ cao gấp hai lần so với phụ nữ từ 25 tuổi trở lên.
Một nghiên cứu khác báo cáo rằng các bà mẹ tuổi vị thành niên phải đối mặt với mức độ căng thẳng đáng kể mà sau đó có thể dẫn đến gia tăng những vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Bà mẹ tuổi vị thành niên cũng có tỷ lệ tự sát cao hơn những người bạn khác cùng lứa tuổi. Các bà mẹ tuổi vị thành niên có nhiều khả năng bị rối loạn stress sau chấn thương (PTSD) hơn các bạn nữ khác.
Các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở các bà mẹ tuổi vị thành niên
Các bà mẹ tuổi vị thành niên có thể phải đối mặt với một số tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan đến việc sinh con và là một người mẹ mới.
• “Baby blues”: “Bayby blues” là khi một người phụ nữ xuất hiện triệu chứng trong một đến hai tuần sau khi sinh. Những triệu chứng này bao gồm thay đổi tâm trạng, lo lắng, buồn bã, khó tập trung, ăn uống khó khăn và khó ngủ.
• Trầm cảm: Là một bà mẹ tuổi vị thành niên là một yếu tố nguy cơ của trầm cảm. Nếu một người mẹ sinh con trước 37 tuần hoặc gặp biến chứng, nguy cơ trầm cảm có thể tăng lên.
• Trầm cảm sau sinh: trầm cảm sau sinh liên quan đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với “baby blues”. Các bà mẹ tuổi vị thành niên có khả năng bị trầm cảm sau sinh nhiều gấp hai lần so với phụ nữ trưởng thành. Phụ nữ đôi khi nhầm lẫn trầm cảm sau sinh với “baby blues”. “Baby blues” sẽ biến mất sau một vài tuần. Các triệu chứng trầm cảm sẽ không như vậy.
Các triệu chứng trầm cảm sau sinh bao gồm:
• Khó kết nối với em bé
• Mệt mỏi quá mức
• Cảm thấy vô dụng
• Lo lắng
• Hoảng sợ
• Suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc con bạn
• Gặp khó khăn khi thực hiện các công việc bạn đã từng làm
Nếu bạn trải qua những điều này sau khi sinh, bạn cần được hỗ trợ. Điều quan trọng cần biết là bạn không đơn độc.
Các yếu tố nguy cơ cho các vấn đề về sức khỏe tâm thần
Các bà mẹ vị thành niên thường dễ rơi vào các nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần. Những yếu tố nguy cơ này bao gồm:
• Có cha mẹ có trình độ học vấn thấp
• Tiền sử bị lạm dụng
• Mối quan hệ xã hội bị giới hạn
• Sống trong môi trường gia đình hỗn loạn và không ổn định
• Sống trong cộng đồng có thu nhập thấp
Ngoài những yếu tố này, các bà mẹ vị thành niên có nhiều khả năng gặp phải những mức độ căng thẳng đáng kể có thể làm tăng nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần.
Nhưng có một số yếu tố giúp giảm khả năng một bà mẹ tuổi vị thành niên mắc vấn đề về tâm thần. Nếu một bà mẹ tuổi vị thành niên có một mối quan hệ hỗ trợ với mẹ của mình và cha của đứa trẻ, nguy cơ của bà mẹ trẻ sẽ giảm đi.
Mời các bạn đón đọc bài viết "Những ảnh hưởng của việc mang thai ở tuổi vị thành niên - phần 2" tại vienyhocungdung.vn
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: NÊN mang thai ở độ tuổi bao nhiêu?
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
Khi cơn đau tim xảy ra, phụ nữ không phải lúc nào cũng cảm thấy giống như ở nam giới.
Việc dùng men vi sinh cùng với một liệu trình kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ tác dụng phụ do kháng sinh gây ra, nhưng nên bổ sung men vi sinh vào thời điểm nào là tốt nhất?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc giúp con mình có một giấc ngủ ngon và thoải mái. Hãy cùng cha mẹ tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp trẻ ngủ ngon.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.