Các kiểm tra sức khỏe cần thiết khi mang thai - Phần 2
Mời các bạn cùng tìm hiểu những kiểm tra sức khỏe cần thiết trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bạn đã đi được 2 phần 3 chặng đường, chúc bạn có một sức khỏe tốt và sẵn sàng chào đón thiên thần bé nhỏ của mình đến với thế giới!
Ba tháng cuối thai kỳ
Khi đi khám sản khoa trong 3 tháng cuối thai kỳ, bác sỹ sẽ cho mẹ bầu xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nguy cơ tiền sản giật, nhiễm trùng tiết niệu và những bệnh khác.
Từ tuần 35 – 38, các bà mẹ sẽ được tiến hành một xét nghiệm gọi là group B strep để kiểm tra xem có mắc phải những nhiễm trùng thông thường do liên cầu khuẩn nhóm B hay không. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, bạn sẽ được cho sử dụng kháng sinh trong quá trình sinh con để phòng đứa trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn từ người mẹ. Nếu bạn bị nhiễm trùng tiết niệu do liên cầu khuẩn nhóm B trong trong thai kỳ hay trước kia đã từng sinh con mà bị nhiễm liên cầu nhóm B, bạn sẽ không cần phải thực hiện xét nghiệm này do các bác sỹ sẽ chỉ định luôn việc sử dụng kháng sinh cho bạn khi sinh con.
Ngoài ra còn một số xét nghiệm khác có thể phải thực hiện trong giai đoạn cuối thai kỳ: Nếu nồng độ đường huyết của bạn tăng cao khi thực hiện xét nghiệm glucose huyết, bạn sẽ được tiến hành tiếp xét nghiệm đo mức độ dung nạp đường huyết (glucose tolerance test) để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.
Các bà mẹ sẽ luôn được kiểm tra tình trạng thiếu máu, nhất là khi xét nghiệm này không được thực hiện vào ba tháng giữa thai kỳ hay nếu bạn đã từng bị thiếu máu vào giai đoạn đầu mang thai.
Nếu bạn là đối tượng có nguy cơ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted infections – STIs), bạn sẽ được kiểm tra lại xem có bị mắc các bệnh như giang mai, nhiễm nấm Chlamydia, bệnh lậu và HIV ...để có các biện pháp điều trị thích hợp nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm cho con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Siêu âm sẽ luôn được thực hiện vào những lần khám thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ để xác định vị trí chính xác của thai nhi trong tử cung, thai xi đã xuống như thế nào, tình trạng nước ối, phát hiện kịp thời các bất thường có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ và sinh đẻ (như: nhau tiền đạo hay nhau nằm ở vị trí thấp...).
Ngoài ra, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dễ gặp phải các nguy cơ nào đó khi mang thai hoặc nếu bác sỹ lo ngại về một vấn đề nào đó, bạn có thể phải thực hiện thêm các phương pháp đánh giá sức khỏe thai nhi khác để chắc chắn rằng con bạn vẫn đang phát triển khỏe mạnh.
Trong trường hợp thai nhi vẫn phát triển bình thường nhưng đã qua ngày sinh dự kiến mà vẫn chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ, bác sỹ sẽ khám lại hàng tuần hoặc thậm chí cho bạn nhập viện để đảm bảo theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của em bé, đảm bảo rằng cuọc sinh nở sẽ diễn ra an toàn cho cả mẹ và bé.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cân nặng hợp lý trước, trong và sau thai kì
Khi người mẹ được bồi bổ đủ chất thì nồng độ lactose trong máu cao, làm cho sữa mẹ có vị ngọt, thu hút sự thèm ăn của trẻ và giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Sự phụ thuộc của người Mỹ vào thuốc nhuận tràng đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt thuốc trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia về tiêu hóa của Mỹ đã đưa ra một giải pháp để giúp những người bị táo bón có thể giải quyết vấn đề dễ dàng hơn và giảm sự lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các vị trí mà sỏi có thể hình thành trong cơ thể bạn.
Viêm amidan là bệnh thường gặp ở trẻ em do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Không chỉ gây sưng viêm, đau rát cổ họng, viêm amidan còn dễ khiến trẻ nôn trớ, ảnh hưởng đến việc ăn uống.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, quan hệ tình dục có thể giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ bằng cách tăng lưu lượng máu đến não.
Testosterone là loại hormone quan trọng trong việc kiểm soát ham muốn tình dục, sản xuất tinh trùng và một số thay đổi trên cơ thể nam giới. Tuy nhiên, nhiều người thậm chí là không nhận ra mình đang gặp vấn đề do sự thiếu hụt của hormone này.
Bạn có đang bảo quản thực phẩm đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về việc bảo quản các loại thực phẩm thiết yếu, giúp giữ chúng ở trạng thái tươi ngon nhất và tránh được các nguy cơ về ngộ độc thực phẩm.
Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng có thể giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống của mình. Bằng cách thực hành những điều đơn giản dưới đây, bạn có thể học cách đối phó với cảm xúc của mình một cách lành mạnh và hiệu quả hơn.