Những thay đổi của tử cung khi mang thai
Tử cung là một cơ quan đặc biệt quan trọng để người phụ nữ có thể mang thai được, và còn có vai trò rất quan trọng trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Khi mang thai, tử cung giống như một cái túi giữ em bé an toàn trong cơ thể của bạn cho đến khi em bé đủ lớn để chào đời. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về tử cung và những thay đổi của tử cung khi mang thai, hãy dành thời gian đọc bài viết dưới đây của chúng tôi.
Vai trò của tử cung trong cuộc sống của người phụ nữ
Đúng là tử cung đóng một vai trò rất quan trọng trong thai kỳ, nhưng vai trò của tử cung không chỉ giới hạn trong thai kỳ. Dưới đây là một vài vai trò khác của tử cung trong cơ thể của mỗi phụ nữ:
Hỗ trợ lưu lượng máu chảy: tử cung giúp hỗ trợ lưu lượng máu chảy tới các buồng trứng.
Hỗ trợ các cơ quan nội tạng khác: tử cung cũng đóng vai trò hỗ trợ các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, ví dụ như âm đạo, trực tràng và thậm chí là cả bàng quang.
Tử cung rất quan trọng với chức năng tình dục: đó là phần cơ thể chịu trách nhiệm kích hoạt các cơn cực khoái khi quan hệ tình dục.
Vai trò của tử cung trong thai kỳ
Một trong số những cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong thai kỳ chính là tử cung. Là một cơ quan quan trọng nhất của hệ sinh sản, hãy xem vai trò của tử cung trong thai kỳ nhé:
Giữ trứng đã thụ tinh: tử cung là nơi sẵn sàng để đón nhận trứng đã thụ tinh về làm tổ.
Nuôi dưỡng em bé chưa ra đời trong suốt thai kỳ: tử cung cũng là nơi em bé sẽ “ở” trong suốt thai kỳ và cũng tại đây, em bé sẽ trải qua những giai đoạn phát triển đầu tiên từ khi là một phôi thai nhỏ xíu cho đến khi thành một em bé để có thể sinh ra và sống bên ngoài cơ thể mẹ.
Lớn lên cùng với sự phát triển của em bé: vì tử cung sẽ giữ em bé trong suốt quá trình mang thai, nên tử cung sẽ phát triển to dần lên cùng với thai kỳ của bạn, để giúp em bé có nhiều không gian để phát triển hơn. Từ khi bạn bắt đầu mang thai cho đến khi bạn sinh, tử cung sẽ trải qua sự thay đổi về kích thước rất lớn.
Tử cung bao gồm những gì?
Tử cung được hình thành từ những tế bào cơ khỏe mạnh tạo nên thành tử cung chắc khỏe. Bên trong cùng lớp cơ này được lót bởi lớp tế bào niêm mạch rất mịn và có rất nhiều tuyến. Các cơ của tử cung có thể co thắt khi bạn đạt cực khoái, trong chu kỳ kinh nguyệt để đẩy máu ra ngoài và khi chuyển dạ để giúp em bé chào đời.
Mỗi tháng, các tuyến ở niêm mạc tử cung sẽ trở nên dày hơn, dưới tác động của nhiều loại hormone sinh dục mà cơ thể tiết ra trong suốt cả tháng. Nếu bạn không mang thai, các tuyến của lớp niêm mạc này sẽ bong ra và khiến bạn có kinh nguyệt hàng tháng. Còn nếu bạn đã mang thai, các tuyến này sẽ trở nên dày dặn hơn và sẵn sàng đón nhận trứng đã thụ tinh về làm tổ ở trong buồng tử cung. Phôi thai được tử cung giữ an toàn và lớn dần lên cho đến khi em bé phát triển đủ để chào đời.
Phần tử cung sát âm đạo được gọi là cổ tử cung. Cổ tử cung được tạo thành từ rất nhiều mô cơ. Cổ tử cung cũng sẽ phát triển liên tục cho tới giai đoạn cuối thai kỳ và giãn rộng hết cỡ để giúp em bé chui ra khi bạn sinh nở.
Kích thước của tử cung
Mỗi phụ nữ sẽ có một kích thước tử cung khác nhau, không ai giống ai cả. Tuy nhiên, sẽ có một giới hạn bình thường dành cho tất cả các phụ nữ. Khi vừa mới sinh ra, kích thước của tử cung rất nhỏ, chỉ bằng một quả trứng gà. Nữ giới chưa bao giờ mang thai sẽ có kích thước tử cung nhỏ hơn so với những phụ nữ đã từng mang thai. Trong đa số các trường hợp, tử cung sẽ nặng khoảng từ 30 gram đến 100 gram.
Trước khi mang thai, tử cung của bạn sẽ không to hơn một trái lê. Tử cung sẽ dày khoảng 3cm và rộng khoảng 4.5 cm, có chiều dài khoảng 7.6cm. Khi mang thai, tử cung sẽ có những sự thay đổi rất lớn về kích thước, phụ thuộc vào tuổi thai.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ
Từ tuần 1- tuần 12, tử cung của bạn sẽ có kích thước như một trái cam và sẽ thay đổi dần dần khi em bé bắt đầu lớn dần lên. Tuy nhiên, trong 12 tuần đầu, kích thước của em bé vẫn nhỏ do vậy tử cung vẫn có thể vừa vặn trong vùng chậu.
Sau tuần thứ 12, em bé trong bụng sẽ bắt đầu phát triển nhanh hơn và khi đó, tử cung sẽ vượt ra ngoài khung chậu.
Nếu mang đa thai, tử cung của bạn sẽ phát triển nhanh hơn so với tử cung của phụ nữ chỉ mang thai 1 em bé.
Trong thai kỳ, bác sỹ sản khoa có thể sẽ sờ được tử cung của bạn khi đi khám thai định kỳ bằng cách sờ vào bụng của bạn.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ
Khi bạn bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ, tử cung sẽ phát triển rất rõ rệt về kích thước. Từ một trái cam tử cung có thể to bằng một trái đu đủ.
Vào giai đoạn này, tử cung sẽ không thể nằm trong khung chậu được nữa vì đã quá to. Tử cung sẽ phát triển vượt lên tại vùng giữa ngực và vú của bạn.
Tử cung phát triển sẽ bắt đầu tạo ra áp lực và đè nén lên các cơ quan khác, như dạ dày, ruột non, ruột già..., làm cho các cơ quan có thể sẽ bị lệch chỗ so với ban đầu. Hậu quả là bạn sẽ cảm thấy căng tức ở dây chằng và cơ tại vùng bị đè nén. Thêm nữa, mẹ bầu có thể có cảm giác tức ngực, ăn uống nhanh no hoặc cả buồn nôn nữa. Vào thời điểm này, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và bắt đầu sẽ cảm thấy đau mỏi khắp người. Tuy nhiên, không nên lo lắng, đây là một phần bình thường của thai kỳ và sẽ không gây ra bất cứ hậu quả nào.
Tử cung cũng sẽ tạo áp lực lên nhiều cơ quan khác, ví dụ như rốn của bạn. Do vậy, bạn có thể thấy rốn của mình lồi ra ngoài, thay vì lõm vào trong như trước khi mang thai.
Khi bạn ở tuần 18-20 của thai kỳ, bác sỹ sẽ đo khoảng cách từ điểm cao nhất của tử cung (đỉnh tử cung) cho tới xương mu để đánh giá chính xác xem bạn đang ở tuần thứ bao nhiêu. Ví dụ, nếu khoảng cách này là 30cm, điều này có nghĩa là bạn đang ở tuần thứ 30 của thai kỳ. Trong trường hợp bạn mang thai lần đầu, thì khoảng cách này có thể sẽ hơi khác một chút.
Đo lường khoảng cách này cũng làm một cách giúp bác sỹ đánh giá thai kỳ của bạn. Nếu khoảng cách quá lớn hoặc quá nhỏ, thì việc này có thể sẽ liên quan đến một vài biến chứng trong thai kỳ và bác sỹ có thể sẽ cho bạn làm thêm một số xét nghiệm khác.
Trong 3 tháng cuối
Khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung của thai phụ sẽ phát triển vượt trội hơn rất nhiều so với kích thước ban đầu. Từ kích thước của một quả cam trong 3 tháng đầu, tử cung có thể phát triển bằng kích thước của một trái dưa hấu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khi bạn bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, phần đáy tử cung sẽ di chuyển từ vùng mu lên gần tới khung xương sườn của bạn. Khi bạn sắp chuyển dạ, em bé sẽ xoay trong tử cung và “chui” xuống thấp hơn ở vùng khung chậu của bạn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Tử cung sau khi sinh
Sau khi sinh, tử cung sẽ dần dần thu nhở trở về kích thước bình thường như trước khi sinh. Khoảng thời gian này thông thường sẽ mất từ 6- 8 tuần.
Ngoài những thay đổi về kích thước, tử cung cũng sẽ trải qua một loạt sự thay đổi khác để hỗ trợ cho quá trình thai nghén, như:
Sự phát triển của hoàng thể
Hoàng thể hay thể vàng là một cấu trúc nhỏ sẽ hình thành ngay khi trứng được thụ tinh. Hoàng thể sẽ hình thành một lớp bảo vệ quanh phôi thai và sẽ giải phóng ra progesterone – một trong số những homrone quan trọng nhất của thai kỳ. Hoàng thể cũng hỗ trợ quá trình phát triển của lớp niêm mạc và thành tử cung.
Hình thành bánh rau
Tử cung cũng sẽ giúp phát triển bánh rau, hỗ trợ và nuôi dưỡng em bé. Bánh rau sẽ sản sinh ra cả estrogen và progesterone, hỗ trợ sự thay đổi kích thước và vị trí của tử cung.
Mạch máu phát triển lớn hơn
Khoảng 1 tháng sau khi mang thai, các mạch máu trong niêm mạc tử cung sẽ phát triển lớn hơn. Kết quả là, lớp niêm mạc tử cung sẽ trở nên dày hơn. Các mạch máu cũng sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cũng như hỗ trợ sự phát triển của em bé.
Cổ tử cung mềm hơn
Vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ, cổ tử cung sẽ bắt đầu đổi màu và cấu trúc. Nút dịch nhầy sẽ được hình thành sau khoảng 5 tuần trứng được thụ tinh. Nút dịch nhầy sẽ giúp giữ tử cung ở đúng chỗ, giữ cho tử cung an toàn khỏi bất cứ tình trạng nhiễm trùng nào từ bên ngoài vào thông qua cổ tử cung.
Thay đổi về các dây chằng
Trong quá trình mang thai, rất nhiều các dây chằng sẽ hỗ trợ giữ tử cung bạn ở đúng chỗ, giúp tử cung ổn định và giúp em bé có thể chuyển động ở bên trong tử cung. Do vậy, các dây chằng sẽ phải chịu rất nhiều áp lực, khiến bạn cảm thấy không thoải mái, dẫn đến đau ở bụng và đau ở vùng háng. Đừng quá lo lắng, đây cũng là một dấu hiệu bình thường khi mang thai và sẽ giảm đi sau khi bạn sinh em bé. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau nhói rất mạnh khi bạn thực hiện một hành đồng bất ngờ, ví dụ như ho hoặc hắt hơi.
Có rất nhiều thay đổi sẽ xảy ra với tử cung, từ kích thước cho đến các yếu tố khác trong khi mang thai. Đừng quá lo lắng, đây là một phần tất yếu của thai kỳ và tử cung sẽ trở lại hình dáng và kích thước bình thường một vài tuần sau khi sinh
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thay đổi ở cơ quan sinh dục nữ sau sinh em bé
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.