Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cân nặng hợp lý trước, trong và sau thai kì

Trong khi mang thai, tăng cân hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng để sinh ra một em bé khỏe mạnh.

Bạn tự hỏi khi mang thai mình nên duy trì cân nặng thế nào và giới hạn cân nặng hợp lý tăng lên là bao nhiêu? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu vấn đề này nhé!

Tôi nên tăng bao nhiêu cân trong suốt thai ?

Điều này phụ thuộc vào trọng lượng và mức độ hài hòa giữa trọng lượng và chiều cao của bạn từ trước khi mang thai. Tương quan giữa chiều cao và cân nặng được biểu thị qua chỉ số khối cơ thể, hay BMI.

Bạn có thể tự tính BMI cho mình theo công thức sau:

BMI = (Trọng lượng cơ thể) / (chiều cao x chiều cao).

Trong đó:

          + Trọng lượng cơ thể tính bằng kg

          + chiều cao tính bằng m 

Hoặc bạn có thể tính BMI tại đây.

Sau đây là những khuyến cáo mới nhất về việc tăng cân khi mang thai của Viện Y học Hoa Kỳ (IOM):

Với một người phụ nữ có:

  1. Cân nặng bình thường (BMI từ 18,5 đến 24,9): nếu trước khi mang thai  BMI của bạn nằm trong khoảng này, thì khi mang thai bạn nên tăng từ 11,5 đến 16 kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 0,5 đến 2,5kg, thời gian còn lại mỗi tuần tăng khoảng 0,5kg là tối ưu cho thai nhi
  2. Nhẹ cân (BMI < 18,5): trong tường hợp này bạn nên tăng 13 đến 18kg.
  3. Thừa cân (BMI từ 25 đến 29,9): bạn nên tăng 7 đến 11,5kg.
  4. Béo phì (BMI > 30): trong trường hợp này bạn chỉ nên tăng 5 đến 9 kg mà thôi.
  5. Mang song thai: nếu mang song thai bạn nên tăng từ 17 đến 24,5kg trong điều kiện trước mang thai cân nặng bạn đạt chuẩn, 14 đến 23kg nếu bạn thừa cân và 11,5 đến 19kg nếu bạn béo phì.

Làm cách nào tôi giữ được mức tăng cân lí tưởng trong lúc mang thai?

Hãy ăn uống đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai và xin ý kiến bác sỹ để thiết lập chương trình vận động phù hợp nhất với bạn. Ăn cho 2 người không có nghĩa là bạn ăn nhiều gấp 2 lần. Trên thực tế, bạn không cần bổ sung thêm năng lượng quá nhiều vào 3 tháng đầu thai kì.

Theo viện IOM, 340 calories là lượng năng lượng bạn cần bổ sung thêm mỗi ngày khi bạn mang thai 3 tháng giữa và tới 3 tháng cuối là 450 calories.

 
Điều gì sẽ xảy ra tăng trưởng cân nặng không đạt chuẩn theo khuyến nghị?

Mẹ tăng quá nhiều cân trong thai kì có thể sinh ra con to hơn bình thường, điều này có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và con. Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ tăng quá nhiều cân khi mang thai có nguy cơ cao phải cắt bỏ tử cung sau sinh hoặc sinh non so với nhóm tăng cân hợp lý. Các bà mẹ cũng có khuynh hướng thừa cân sau sinh và thừa cân trong những lần sinh sau.

Những phụ nữ thừa cân, béo phì từ trước khi mang thai (BMI > 25) thì còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn nữa khi mang thai. Tiền sản giật và tiểu đường thai kì là những nguy cơ họ có thể gặp phải.

Hơn nữa, người thừa cân, béo phì thường gặp vấn đề trong việc cho con bú. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân bao gồm tiết ít sữa và gặp khó khăn trong việc đặt trẻ ở vị trí thuận lợi khi cho con bú..

Thêm vào đó, khi bà mẹ thừa cân trong thai kì thì trẻ sinh ra cũng có nhiều nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì.

Mặt khác, mẹ nhẹ cân hoặc không tăng đủ cân trong khi mang thai thì có nguy cơ cao sinh non hoặc sinh ra trẻ nhẹ cân (dưới 2,5kg). Trẻ sinh non thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí tử vong nếu sinh được quá sớm.

Có phải đa số phụ nữ mang thai đều tăng cân đúng chuẩn không?

Các số liệu cho thấy ít nhất một nửa phụ nữ mang thai không đảm bảo được khối lượng cân nặng theo khuyến nghị mà tăng cân quá ít hoặc nhiều hơn. Đa phần phụ nữ nhẹ cân tăng cân hợp lí hơn, những phụ nữ có cân nặng bình thường thường tăng cân nhiều hơn khuyến nghị và các bà mẹ béo phì thì thường tăng cân quá nhiều.

Khuyến cáo cũng đề nghị người chăm sóc hay những phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến của bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng về chế độ dinh dưỡng và luyện tập hiệu quả trong thai kì nhằm duy trì mức cân nặng tiêu chuẩn.

Đối mặt với việc cơ thể "phát tướng" khi mang thai thế nào?

Nếu trong quá khứ bạn gặp vấn đề với việc kiểm soát cân nặng, hoặc ngược lại bạn chưa bao giờ phải lo lắng về cân nặng của mình, thì bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để có thể chấp nhận việc tăng cân. Cảm thấy lo lắng là điều hoàn toàn bình thường khi bạn tăng cân. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, tăng cân là rất quan trọng để duy trì một thai kì khỏe mạnh và những cân thừa đó sẽ dần giảm đi sau khi bạn sinh con.

Làm thế nào để giảm cân được sau khi sinh

Phần lớn cân nặng mà bạn tăng sẽ biến mất khá sớm sau khi bạn sinh. Mẹ có mức tăng trưởng cân nặng hợp lí thường giảm nửa số cân đã tăng trong thai kỳ trong 6 tuần đầu sau sinh. Đứa trẻ chiếm khoảng 3,5kg, nước ối, nhau thai, các dịch cơ thể và lượng máu mất đi khi sinh đóng góp khoảng 4 đến 6 kg nữa.

Cân nặng của bạn tăng từ từ trong suốt chín tháng mang thai, và vì thế cũng sẽ cần từng ấy thời gian để giảm dần, nên đừng lo lắng nếu vẫn thấy mình vẫn béo sau 6 tuần đầu sau sinh. Một chế độ ăn đầy đủ nhóm thực phẩm kết hợp với chế độ luyện tập hợp lí là cách tốt nhất kiểm soát cân nặng, và giảm cân.

Dừng vội giảm khấu phần ăn chỉ để giảm cân. Là mẹ của một đứa trẻ sơ sinh cần rất nhiều năng lượng, ban sẽ phải cung cấp mọi dinh dưỡng cho con. Nếu bạn có đủ kiên nhẫn và tin tưởng cơ thể mình, bạn sẽ phải ngạc nhiên trước số cân mà bạn giảm được một cách tự nhiên, đặc biệt khi bạn đang trong thời kì cho con bú.

Nếu bạn vẫn đang khó khăn trong việc giảm cân, hãy xin ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp để tìm ra biện pháp giảm cân mà vẫn đảm bảo được sức khỏe nhé.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng
Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Babycenter
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

  • 17/04/2025

    Hãy chọn sữa công thức đúng chuẩn cho trẻ từ 2-5 tuổi

    Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.

  • 17/04/2025

    Bí quyết chọn sữa tối ưu dinh dưỡng cho trẻ 7–24 tháng tuổi

    Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.

Xem thêm