Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại hải sản nên và không nên ăn khi mang thai

Phụ nữ có thai thường bị khủng hoảng với một list danh sách những thứ họ không thể ăn khi mang thai và thường có quan niệm sai lầm về ăn hải sản trong thời gian mang thai.

Những loại hải sản nên và không nên ăn khi mang thai

Sự thật là các bà mẹ có thể và nên ăn cá trong khi mang bầu (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

Tại sao nên ăn cá

Không thể phủ nhận rằng không phải tất cả mọi loại cá đều an toàn cho phụ nữ có thai, nhưng việc tránh hoàn toàn việc ăn hải sản cũng không hề tốt. Phụ nữ có thai nên đặt mục tiêu "nạp" từ 230 gram – 340 gram hải sản một tuần và sau đây là lý do.

Cá chứa nhiều protein và giàu sắt. Phụ nữ khi mang bầu cần ít nhất 27 mg sắt/ngày (khoảng 18 mg trước khi mang thai) để giúp phòng bệnh thiếu máu và 71 gram protein/ngày (khoảng 46 gram trước khi mang thai) để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi về mặt cơ thể của người mẹ. Theo chuyên gia dinh dưỡng Jessica Crandall thuộc Viện Dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ, những người sắp làm mẹ nên được cung cấp đủ lượng protein cần thiết trong thai kỳ. Cá là loại thực phẩm được khuyến khích do nó là nguồn cung cấp cả protein và sắt.

Cả mẹ và bé đều cần các acid béo omega-3. Dầu các loại cá như cá hồi và cá bơn chứa nhiều acid docosahexaenoic (DHA) là một loại acid béo omega-3. Crandall nói: “Các acid béo omega-3 rất có ích trong việc làm giảm triệu chứng viêm và kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Ăn nhiều loại protein giàu omega-3 như cá còn rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ mang thai.”

Việc kén ăn có thể làm thu hẹp giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn. Những phụ nữ sắp làm mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên việc mang thai có thể hạn chế sự dung nạp một số loại đồ ăn. Cá là một thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng và nên được thêm vào thực đơn của các bà bầu.

Do acid béo omega-3 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ, Crandall khuyến cáo những phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sỹ để lựa chọn giữa việc ăn cá hay sử dụng dầu thực vật thay thế trong trường hợp họ không thể dung nạp hải sản. Bà nói: “Việc lựa chọn thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai luôn là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên các chế phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng có thể hữu ích trong trường hợp những phụ nữ này không cung cấp đủ lượng omega-3 cần thiết.”

 
Hải sản nào là an toàn cho phụ nữ có thai

Hãy tránh xa hải sản chứa nhiều methyl thủy ngân hay các chất độc khác khi mang thai. Methyl thủy ngân có thể làm tổn hại đến sự phát triển não bộ, thận và hệ thần kinh trung ương của phôi thai. Đây là một hóa chất độc hại có thể tích lũy với hàm lượng cao trong các loại cá biển. Chất này sẽ đi qua nhau thai và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Thủy ngân có thể tồn tại tự nhiên trong môi trường hoặc có mặt trong các chất thải công nghiệp. Trong không khí và nước, nó ở dạng methyl thủy ngân. Một số loại cá bị tích lũy nhiều thủy ngân hơn các loại khác, phụ thuộc vào thức ăn, môi trường sống, kích thước và tuổi thọ của loài cá đó.

Dưới đây là danh sách các hải sản phụ nữ có thai nên và không nên ăn

Nên ăn từ 230 gram – 340 gram/tuần

Cá rô phi

Cá tuyết

Cá hồi

Cua

Tôm

Cá mòi

Cá ngừ đóng hộp

Cá minh thái

Cá tra

Nên ăn khoảng 170 gram/tuần

Cá ngừ trắng

Tránh ăn các loại sau

Cá mập

Cá kiếm

Cá thu vua

Cá kình

Cá sống (bao gồm sushi, sashimi, ceviche và carpaccio)

Các hải sản đông lạnh hun khói do nguy cơ nhiễm độc kim loại

Một số lưu ý khi ăn cá và hải sản

Chỉ ăn các loại cá đã chế biến bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng

Hãy kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của cá trước khi quyết định ăn bất kỳ một loại cá nào. Nếu có nghi ngờ, hãy giảm mức tiêu thụ xuống còn 170 gram cá/tuần.

 
Các loại cá đạt chất lượng phải có những đặc điểm sau
  • Mắt cá trong và sáng
  • Cá còn nguyên vẹn
  • Mùi cá phải tươi không có mùi ươn
  • Thịt chắc khi ấn
  • Được giữ lạnh dưới 40C và không có tinh thể nước đóng băng trong cá

Hãy bảo quản cá trong tủ lạnh ngay sau khi mua về và ăn trong vòng 1 – 2 ngày, chế biến cá tới nhiệt độ tối thiểu khoảng 630C để phòng nguy cơ ngộ độc.

Hãy thưởng thức hương vị ngon lành từ món cá và các giá trị dinh dưỡng nó mang lại cho bạn và đứa con sắp chào đời của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thức ăn nên tránh khi mang thai

PGs.Ts. Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 25/06/2025

    Các bệnh về da mùa nắng nóng: Cách phòng tránh và điều trị

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng gay gắt không chỉ mang lại cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện cho các vấn đề về da bùng phát.

  • 24/06/2025

    Bạn có thể diệt hoặc loại bỏ chấy bằng muối không?

    Chấy là loài côn trùng ký sinh không có cánh, hút máu người và thường được tìm thấy trong tóc và da đầu. Chấy rất phổ biến và lây lan qua tiếp xúc đầu với đầu hoặc dùng chung mũ, bàn chải hoặc lược. Tại Hoa kỳ có tới 12 triệu ca nhiễm chấy mỗi năm. Chấy cái trưởng thành đẻ trứng dính trên thân tóc; trứng nhỏ khó phát hiện, khó loại bỏ. Có một số biện pháp loại bỏ chấy, nhưng dùng muối không phải là biện pháp hiệu quả diệt chấy hoặc trứng chấy.

  • 24/06/2025

    Vì sao trẻ nhỏ và người cao tuổi cần bổ sung vitamin D3 và K2 ở dạng hấp thu cao?

    Trẻ nhỏ và người cao tuổi là 2 nhóm đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc và chế phẩm bổ sung, do chức năng hấp thu, chuyển hóa của hệ tiêu hóa cũng như chức năng thải độc (của gan, thận) chưa hoàn thiện hoặc đã suy giảm và rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.

  • 23/06/2025

    Khi nào cần thay đổi phác đồ điều trị bệnh vảy nến

    Chưa có phương pháp đặc hiệu điều trị khỏi bệnh vẩy nến. Một số phương pháp điều trị mới có thể bao gồm làm sạch da tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn và tiết kiệm tiền.

  • 23/06/2025

    Độ tinh khiết của nguyên liệu – Yếu tố chìa khóa quyết định hiệu quả của vi chất dinh dưỡng

    Trong ngành dược phẩm và thực phẩm bổ sung, chất lượng nguyên liệu ban đầu để sản xuất các vi chất dinh dưỡng mặc dù có hàm lượng rất nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả và độ an toàn của sản phẩm. Một trong những tiêu chí cốt lõi để đánh giá chất lượng nguyên liệu là độ tinh khiết – tức mức độ hoạt chất có lợi so với các tạp chất không mong muốn. Vitamin K2 (MK-7) và vitamin D3 là những vi chất như vậy, chỉ một sai lệch nhỏ về độ tinh khiết cũng có thể làm giảm tác dụng sinh học hoặc gây nguy cơ tích lũy độc tính.

  • 22/06/2025

    Tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ

    Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não bộ khỏi nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ suy giảm nhận thức.

  • 21/06/2025

    Hội thảo chuyên đề Vitamin K2 & D3: Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng

    Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Cổ phần Dược phẩm An Minh đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề: “Vitamin K2 & D3 – Hiệu quả từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng”.

  • 21/06/2025

    Lẹo mắt có liên quan đến căng thẳng không?

    Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt

Xem thêm