Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bé yêu phát triển thế nào trong bụng mẹ?

Bạn có tò mò đứa trẻ lớn lên như thế nào trong bụng mẹ, bé trông như thế nào hay khi nào thì bé chuyển động? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sự phát triển của em bé qua 9 tháng nhé.

Bé yêu phát triển thế nào trong bụng mẹ?

Thụ thai

Quá trình thụ tinh xảy ra khi tinh trùng gặp và xâm nhập vào bên trong trứng. Tại thời điểm này, các cấu trúc di truyền là hoàn chỉnh, bao gồm cả giới tính của em bé. Trong vòng ba ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh được phân chia rất nhanh thành nhiều tế bào. Nó đi qua ống dẫn trứng vào tử cung và gắn vào thành tử cung. Rau thai cũng bắt đầu được hình thành để nuôi dưỡng em bé.

4 tuần

Tại thời điểm này, thai nhi đang phát triển các cấu trúc mà sau này sẽ hình thành mặt và cổ. Tim và mạch máu tiếp tục phát triển. Phổi, dạ dày và gan cũng bắt đầu hình thành. Một que thử thai tại nhà sẽ cho kết quả dương tính.

8 tuần

Thai nhi lúc này có kích thước khoảng 1 cm. Mi mắt và mắt hình thành, bạn cũng có thể nhìn thấy chóp mũi của bé. Cánh tay và chân cũng xuất hiện. Các ngón tay và ngón chân mọc dài hơn và rõ ràng hơn.

12 tuần

Thai nhi dài khoảng 5 cm và bắt đầu tự chuyển động. Bạn có thể thấy đáy tử cung ở trên xương chậu. Bác sĩ có thể nghe thấy tim thay bằng một dụng cụ đặc biệt. Bộ phận sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu rõ ràng hơn.

16 tuần

Thai nhi có kích thước khoảng 10,9-11,7 cm và nặng khoảng 99 gam. Bạn có thể cảm thấy đáy tử cung dưới rốn khoảng 7,6 cm. Em bé đã có thể nháy mắt và tim, mạch máu đã phát triển hoàn thiện, ngón tay và ngón chân có vân.

20 tuần

Thai nhi nặng khoảng 25,4 gam và dài hơn 15 cm một chút. Tử cung của bạn phát triển ngang rốn. Em bé có thể mút ngón cái, há miệng, căng da và hình thành nên nét mặt. Rất nhanh chóng, bạn đã có thể cảm nhận được cử động của thai nhi mà người ta gọi là “thai máy”.

Thời điểm để siêu âm

Siêu âm thường được tiến hành ở tất cả những phụ nữ mang thai 20 tuần. Khi siêu âm lần này, bác sĩ sẽ đánh khá sự phát triển của thai nhi cũng như vị trí và kích thước bánh rau. Bạn có thể nhìn thấy tim đập, các cử động của tay, chân cũng như toàn bộ cơ thể của bé trên siêu âm. Bạn cũng có thể biết được giới tính của thai nhi ở thời điểm 20 tuần.

24 tuần

Em bé có cân nặng khoảng 630 gam và đáp ứng với âm thanh bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bạn có thể thấy bé chuyển động mạnh nếu bé bị nấc. Với tai trong phát triển đầy đủ, bé có thể cảm nhận được sự lộn ngược trong tử cung.

28 tuần

Bé có cân nặng khoảng 1070 gam và thay đổi vị trí thường xuyên trong tử cung. Nếu bạn sinh non tại thời điểm này, bé sẽ có cơ hội để sống sót. Hãy hỏi bác sĩ về các dấu hiệu cảnh báo sinh non. Đây cũng là thời điểm bạn nên đăng kí các lớp học trước sinh. Các lớp học này chuẩn bị cho nhiều khía cạnh của việc sinh nở, bao gồm cả chuyển dạ và cách chăm sóc trẻ sơ sinh.

32 tuần

Thai nhi nặng khoảng 1800 gam và thường xuyên chuyển động xung quanh. Da của em bé có ít nếp nhăn hơn và lớp mỡ dưới da bắt đầu phát triển. Tại thời điểm này em bé đã đạt được một nửa trọng lượng khi sinh. Bạn hãy hỏi bác sĩ về biểu đồ chuyển động của thai nhi như thế nào, cũng như nghĩ về việc cho con bú. Sữa non có thể xuất hiện khi vú bắt đầu tiết sữa. Hầu hết các phụ nữ đều đến gặp bác sĩ 2 tuần/ lần trong giai đoạn này.

36 tuần

Thai nhi có thể có kích thước khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như giới tính, số lượng thai nhi trong bụng mẹ, và di truyền từ cha mẹ. Vì vậy tỉ lệ tăng trưởng của bé cũng quan trọng như kích thước thực tế. Trung bình ở giai đoạn này, một bé gái dài khoảng 47 cm và nặng gần 2700 gam. Bộ não phát triển nhanh chóng và phổi gần như trưởng thành hoàn toàn. Tại thời điểm này, đầu của em bé thường hướng phía dưới khung chậu. Bạn sẽ sinh đủ tháng khi bé được 37-42 tuần.

Chào đời

Thời gian mang thai của bạn kết thúc khi được 40 tuần. Ngày dự kiến sinh được tính từ ngày đầu tiên của kì kinh cuối cùng, và thời gian mang thai thường kéo dài từ 38-42 tuần và xoay quanh khoảng 40 tuần. Một số trường hợp có thể sinh non hoặc già tháng sau 42 tuần. Tuy nhiên, tính ngày có thể không chính xác. Vì lí do an toàn nên các em bé thường được sinh ra trước 42 tuần. Đôi khi các bác sĩ cần kích thích chuyển dạ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sàng lọc di truyền trước sinh: Lợi ích và nguy cơ

Bs.Trần Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm