Những thay đổi của cơ thể khi mang thai
Thể tích máu của bạn tăng gấp đôi
Khởi đầu từ một vài tuần đầu thai kỳ, cơ thể bạn sẽ tăng thể tích máu từ 30-50%. Tim bạn sẽ phải làm việc vất vả hơn và năng suất hơn để bơm được nhiều máu hơn đi khắp cơ thể. Chính lượng máu được sản xuất thêm này sẽ góp phần nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển của bào thai. Theo bác sỹ Abigail Cutler thuộc Đại học sản phụ khoa Hoa Kỳ, lượng máu tăng thêm này sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi một số nguy cơ khi sinh như là xuất huyết.
Bạn sẽ bị giãn khớp mu
Khi cơ thể sẵn sàng để đón em bé chào đời, khớp xương chậu của bạn sẽ bị giãn ra ở phần giữa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do một hormon có tên là Relaxin, đây là một nội tiết tố có tác dụng làm giãn các cơ tử cung, gây giãn tách xương mu và làm mềm cổ tử cung. Tất cả những sự kiện này đều là giai đoạn chuẩn bị để đứa con thân yêu của bạn có thể chào đời một cách an toàn.
Xuất hiện một vết lằn màu đen trên bụng
Khi mang thai, bụng sẽ xuất hiện một đường nâu (tên khoa học là linea nigra) – là một đường kéo dài xuống giữa bụng đến vùng kín, rộng khoảng 1 cm. Thật ra, mẹ bầu nào cũng đều có đường này, chính những hormon trong thai kỳ sẽ làm thay đổi sắc tố trên da và khiến đường này biểu hiện rõ ràng hay không. Một số phụ nữ thậm chí còn có những đốm hay mảng đen xuất hiện trên mặt gọi là nám da (melasma). Thoa một chút kem chống nắng khi ra ngoài có thể giúp ngăn không cho những vết này tiển triển nặng hơn, gây mất thẩm mỹ hơn.
Những biến đổi ở âm đạo
Âm đạo của bạn sẽ có thay đổi về màu sắc – chuyển sang màu xanh lam hay tím (đây gọi là dấu hiệu Chadwick). Ngoài ra, nó có thể bị sưng lên một chút do tăng lưu lượng máu chảy tới đây. Bạn có thể nhận thấy có tăng tiết dịch âm đạo và xuất hiện mùi khác lạ so với trước kia. Không chỉ có vậy, khoảng 10% phụ nữ mang thai sẽ gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch âm hộ. Chính sức nặng và áp lực từ phía tử cung sẽ làm giảm lượng máu chảy từ phần dưới cơ thể. Tin tốt là tình trạng này sẽ tự hết chỉ vài tuần sau sinh.
Bàn chân của bạn ngày càng to hơn
Đáng buồn là bạn sẽ phải nói lời chào tạm biệt với những đôi giày xinh xắn của mình bởi chân bạn cũng có xu hướng phát triển cùng với vòng bụng của bạn khi mang thai.Một nghiên cứu mới đây của Đại học Iowa đăng trên tạp chí American Journal of Physical Medicine & Rehabilitation đã chỉ ra rằng trong thai kỳ, vòm bàn chân có xu hướng duỗi phẳng ra – do tác động của hormon Relaxin làm giãn các dây chằng và do sức nặng của tử cung gây áp lực lên bàn chân. Trên thực tế, khoảng 60-70% phụ nữ trong nghiên cứu có bàn chân dài hơn và rộng hơn. Ngoài ra, hiện tượng giữ nước khiến cho bàn chân bị sưng phù nhiều hơn. Sẽ phải mất khoảng vài tuần sau sinh để đôi bàn chân trở lại bình thường, do vậy bạn cũng đừng vội vàng vứt những đôi giày của mình đi nhé.
Lông mọc nhiều hơn
Sự thay đổi về hormon trong thai kỳ có thể khiến lông, tóc trên cơ thể phát triển mạnh hơn và trở nên dầy hơn. Đôi khi, một số phụ nữ bị mọc lông ở những vị trí khá bất thường như mặt, ngực, bụng và cánh tay. Và khoảng 3 tháng sau sinh, bạn có thể nhận thấy tóc trên đầu mình bỗng dưng bị rụng khá nhiều. Đừng vội hoảng sợ. Đó chỉ là cơ chế điều chỉnh của cơ thể để đưa các hormon trở lại bình thường, tình trạng này có thể kéo dài tới tận 6 tháng sau sinh.
Bạn rất hay quên
Một báo cáo đăng trên tạp chí Journal of Clinical and Experimental Neuropsychology chỉ ra rằng khoảng 80% phụ nữ mang thai đều gặp phải các vấn đề về trí nhớ trong thai kỳ. Hiện cơ chế chính xác vẫn chưa được làm rõ. Theo bác sỹ Cutler, “có khả năng rằng chính sự thay đổi về nội tiết tố khi mang thai – không kể đến tình trạng mất ngủ và căng thẳng, stress trong thời kỳ này – là nguyên nhân chủ yếu khiến cho các mẹ bầu bỗng nhiên bị mất trí nhớ.
Hơi thở của bạn có mùi hôi
Cũng chính là do những hormon thai kỳ có thể kích thích các vi khuẩn trong miệng phát triển mạnh hơn, gây viêm răng miệng, dẫn tới chảy máu chân răng và khiến hơi thở có mùi hôi. Mặc dù căn bệnh viêm nướu trong thai kỳ được cho là không có liên quan đến số lượng mảng bám ở răng của bạn, thế nhưng chính việc mang thai sẽ khiến mọi phụ nữ dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để quan hệ tình dục khi mang thai?
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.
Natri là chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần với lượng nhỏ, khi ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, suy tim, đột quỵ, thậm chí là bệnh thận. Việc kiểm soát lượng natri ăn vào có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là khi lớn tuổi.
Nghiên cứu cho thấy, đa số những người “có da có thịt” một chút lại khỏe mạnh hơn khi về già. Người cao tuổi nên tập luyện thế nào để giữ cân nặng hợp lý?
Xã hội phát triển, tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái ngày càng tăng, bình thường tuổi dậy thì ở bé gái từ 9-13 tuổi, nếu bé có kinh lần đầu trước 8 tuổi là dậy thì sớm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kết hợp nhiệt độ cao với các hóa chất tạo kiểu tóc tạo ra hàm lượng cao các chất hữu cơ bay hơi, nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra mối nguy cho sức khỏe.
Bạn có thể không thích thời tiết mùa đông lạnh lẽo, ảm đạm. Nhưng việc ở trong nhà vào mùa đông có mang lại những lợi ích đáng kể. Mùa đông cũng là thời điểm hoàn hảo để làm sạch hoàn toàn không gian trong ngôi nhà của bạn.
Các nhà nghiên cứu cho biết về những tác động tiêu cực của việc cười quá mức, đặc biệt là ở người mắc hen suyễn.