Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cơn co thắt tử cung khi mang thai báo hiệu điều gì?

- Các cơn co thắt tử cung thường là dấu hiệu báo trước sự chuyển dạ, nên được coi là dấu hiệu cảnh báo bạn cần phải tới bệnh viện ngay. Tuy nhiên, bị co thắt tử cung trước ngày sinh dự kiến không đồng nghĩa với việc bé nhà bạn đang muốn “chui ra ngoài”. Có nhiều dạng co thắt tử cung khác nhau và phụ thuộc vào thời điểm diễn ra trong thai kỳ.

Cơn co thắt tử cung khi mang thai báo hiệu điều gì?

Các cơn co thắt giai đoạn sớm

Bạn có thể bị co thắt tử cung ngay cả khi mới bước vào 3 tháng đầu thai kỳ, khi cơ thể còn đang dần phải thích nghi với việc mang thai. Sự giãn ra của các dây chằng tử cung có thể gây ra các cơn co thắt nhẹ. Ngoài ra, tình trạng mất nước, táo bón và ợ hơi cũng có thể gây co thắt. 

Nếu cơn co thắt đi kèm với đốm xuất huyết và/hoặc đau bụng, bạn sẽ cần tới bác sỹ ngay để làm rõ nguyên nhân liệu đó có phải là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hay dọa sảy thai hay không.

Trước khi nhờ đến sự can thiệp của bác sỹ sản khoa, bạn cũng có thể tự kiểm tra xem liệu đó có phải là cơn co thắt thực sự hay không bằng cách: Nằm xuống và đặt một bàn tay lên tử cung. Nếu toàn bộ phần tử cung trở nên cứng lại trong cơn co thắt, đó có thể là một cơn co thắt thật sự. Nếu phần tử cung có chỗ cứng, chỗ mềm, đó có thể là do thai nhi đang di chuyển bên trong dạ con mà thôi.

Các cơn co thắt từ giai đoạn giữa thai kỳ

Nhiều cơn co thắt diễn ra sau tuần 34 một cách ngẫu nhiên và không thường xuyên, đây được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Cơn gò Braxton-Hicks, đôi khi được gọi là cơn co thắt tử cung giả, thường không đau mấy và chỉ giống như đau bụng kinh. Nó xảy ra khi dạ con co vào rồi lại giãn ra với tần suất không đều, một vài lần trong ngày.

Nếu các cơn co thắt của bạn diễn ra không thường xuyên và không cho thấy dấu hiệu sinh non, hãy thử làm dịu chúng bằng cách uống nhiều nước, tắm nước ấm, không nên nhịn tiểu và hít thở sâu theo nhịp.

Nhưng bạn cần chúy ý quan sát, nếu cơn co thắt diễn ra đều đặn mỗi 10 phút hoặc ngắn hơn mà không liên tục, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng sinh non. Hãy thông báo cho bác sỹ ngay khi bạn gặp phải bất kỳ tình trạng co thắt nào để xác định sớm những nguy cơ có thể xảy ra cho bạn và con bạn.

Co thắt khi quan hệ

Nếu thai kỳ của bạn diễn ra bình thường, việc đạt đến cực khoái – cả khi quan hệ hay không quan hệ - cũng sẽ không làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm. Tương tự như vậy, việc quan hệ tình dục cũng không có khả năng kích thích việc chuyển dạ ngay cả khi ngày sinh của bạn sắp cận kề.

Nếu bạn đang gần đến ngày sinh

Bạn cần lưu ý đến thời gian kéo dài và thời gian nghỉ giữa các cơn co thắt tử cung (tính thời gian từ lúc bắt đầu một cơn co thắt tới thời gian bắt đầu cơn tiếp theo). Liệu những cơn co thắt này có xảy ra đều đặn hay không, và có gây đau đến mức bạn không thể nói chuyện trong khi cơn co thắt xảy ra? Bạn sẽ được coi như có chuyển dạ tích cực nếu cơn co thắt kéo dài khoảng 1 phút và diễn ra với tần suất thường xuyên 5 phút một.

Trường hợp bạn cảm thấy vô cùng khó chịu khi bị co thắt hoặc nơi ở cách xa bệnh viện, bác sỹ thường khuyên nên nhập viện để tiện theo dõi. Bạn sẽ được theo dõi, đánh giá mỗi 2 tiếng đồng hồ để xác định xem bạn có trong giai đoạn chuyển dạ tích cực chuẩn bị cho việc sinh nở hay không.

Lưu ý nếu bị xuất huyết

Việc xuất huyết khi mang thai đi kèm hay không đi kèm cơn co thắt luôn luôn là dấu hiệu cần hết sức lưu ý và cần phải thông báo lại với bác sỹ. Tuy nhiên không phải lúc nào xuất huyết cũng báo hiệu nguy hiểm. Ví dụ như việc ra một chút máu trong khi quan hệ là khá phổ biến, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng xuất huyết xảy ra là khi các mạch máu ở cổ tử cung bị sưng lên trong quá trình mang thai, bị kích thích và vỡ.

Các triệu chứng diễn ra trong thai kỳ như đốm xuất huyết hay co thắt tử cung có thể hoàn toàn vô hại nhưng cũng có thể báo hiệu cho thấy bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe nào đó. Do vậy, điều quan trọng là hãy luôn thông báo cho bác sỹ biết trong tất cả mọi trường hợp. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cơn co thắt tử cung khi chuyển dạ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Chứng thấp lùn

    Chứng thấp lùn là tình trạng bệnh đặc trưng bởi vóc dáng nhỏ bé do nhiều yếu tố như di truyền hoặc bệnh lý gây ra. Với các triệu chứng đặc trưng rất dễ nhận biết, tình trạng này gây ra rất nhiều khó khăn trong suốt toàn bộ quá trình phát triển.

  • 16/04/2024

    Thiếu ngủ có thể làm tăng huyết áp

    Một nghiên cứu cho thấy ngủ ít hơn thời gian khuyến nghị mỗi đêm có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tăng huyết áp.

  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

Xem thêm