Theo dõi thai nhi trong quá trình chuyển dạ đã trở thành một thuật ngữ quốc tế dùng để chỉ sự giám sát thai nhi, sử dụng các thiết bị điện tử, hay còn gọi là monitor sản khoa (EFM) từ năm 1958. Mục đích của việc áp dụng kỹ thuật EFM là để bác sỹ có thể xem được cách em bé đối phó với quá trình chuyển dạ của mẹ như thế nào và có thể xử lý được bất cứ biến chứng nào có thể xảy ra.
Mặc dù lúc đầu, EFM được phát minh ra để xử lý các trường hợp mang thai nguy cơ cao và hỗ trợ các em bé nguy cơ cao, nhưng ngày nay, EFM đã được sử dụng rộng rãi, không phân biệt tình trạng của người mẹ là như thế nào.
Tại sao tim thai cần được theo dõi?
Mục đích chính của việc theo dõi tim thai trong quá trình chuyển dạ là để phát hiện sớm tình trạng suy thai. Suy thai có thể sẽ làm giảm nguồn cung cấp oxy đến cho em bé. Phát hiện sớm có thể sẽ giúp bác sỹ can thiệp kịp thời và dự phòng được các biến chứng như co giật, bại não và thậm chí là tử vong của thai nhi. Tuy nhiên, các bác sỹ khác nhau sẽ định nghĩa tình trạng suy thai khác nhau, phụ thuộc vào cách họ theo dõi tim thai.
Tim thai bình thường trong quá trình chuyển dạ là như thế nào?
Tim thai của một em bé đủ tháng sẽ nằm trong khoảng từ 110 -160 nhịp/phút. Em bé của bạn sẽ gặp phải các vấn đề trong quá trình chuyển dạ nếu nhịp tim thai cao hơn hoặc thấp hơn giới hạn này. Một vài yếu tố cũng có thể ảnh hưởng đến tim thai. Tim thai được chi phối bởi rất nhiều cơ chế sinh lý, được gọi là cơ chế tim mạch. Bằng việc theo dõi tim thai, các bác sỹ có thể phỏng đoán được một phần tình trạng não của thai nhi.
Tim thai được theo dõi như thế nào?
Tim thai sẽ được theo dõi bằng cách sử dụng nhiều thiết bị khác nhau:
Tim thai cần được theo dõi theo đúng hướng dẫn. Siêu âm Doppler hoặc nghe tim thai có thể được thực hiện liên tục, 15-30 phút một lần trong suốt giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ.
Monitor sản khoa (EFM) là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong bệnh viện và có thể được sử dụng liên tục hoặc không liên tục. Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ, EFM có thể được thực hiện 30 phút một lần, và trong giai đoạn thứ hai của chuyển dạ sẽ được thực hiện nhiều hơn, 15 phút một lần. Tuy nhiên, EFM có thể sẽ làm tăng nguy cơ phải sử dụng forcep hoặc giác hút chân không trong khi sinh. EFM cũng có thể sẽ làm tăng nguy cơ phải sinh mổ, do vậy, EFM chỉ thích hợp để sử dụng cho các trường hợp mang thai có khả năng gặp biến chứng.
Các loại tim thai khác nhau
Nhịp tim cơ bản là tim thai trung bình được ghi lại trong thời gian 10 phút. Nhịp tim cơ bản sẽ giúp bác sỹ đánh giá được nhịp tim của em bé trong quá trình chuyển dạ cũng như biết được cách em bé đối phó với quá trình chuyển dạ như thế nào
Sự tăng nhịp tim (Accelerations)
Nhịp tim của em bé có thể tăng lên ít nhất 15 nhịp/phút trong vòng 15 giây. Sự tăng nhịp tim một cách tự nhiên này được gọi là sự tăng tốc, hay gia tốc (Accelerations), và thường xảy ra trong nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển dạ. Tăng nhịp tim chứng tỏ rằng em bé có nguồn cung cấp oxy tốt và đang đối mặt rất tốt với quá trình chuyển dạ. Trong trường hợp không quan sát được sự tăng nhịp tim của em bé, các bác sỹ có thể sẽ cảm nhận sự tăng nhịp tim thông qua việc ấn ngón tay vào đầu em bé thông qua cổ tử cung, vỗ nhẹ vào bụng của bạn hoặc chuyển một loại âm thanh ngắn tới em bé.
Tim đập chậm lại (Decelerations)
Là khi nhịp tim của em bé có thể sẽ đập chậm lại trong giây lắt. Có 3 loại nhịp chậm:
Khi đầu em bé bị chèn ép ngay trước khi sinh vì đầu em bé đang hướng xuống âm đạo, hoặc nếu em bé có ngôi mông và đầu em bé đang bị ép trong khi tử cung của mẹ co thắt, thì nhịp tim thai sẽ được coi là nhịp chậm sớm
Xảy ra ngay sau khi các cơn co thắt tử cụng kết thúc hoặc có thể xảy ra khi các cơn co thắt diễn ra mạnh nhất. Nếu sau các cơn co thắt, nhịp tim của em bé không trở về bình thường thì có thể, em bé đang không đối mặt tốt với giai đoạn chuyển dạ của mẹ
Là dạng nhịp chậm phổ biến nhất trong quá trình chuyển dạ, là sự giảm bất thường của tim thai khi dây rốn bị chèn ép. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục thì có thể đó sẽ là một vấn đề đáng lo ngại. Nhịp chậm biến đổi cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nguồn cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé đang bị ảnh hưởng.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu em bé không đối phó tốt với quá trình chuyển dạ của mẹ?
Bác sỹ có thể sẽ lấy một chút mẫu máu từ đầu của em bé để tiến hành xét nghiệm. Lượng oxy trong máu có thể giúp cho biết em bé có đang đối phó tốt với quá trình chuyển dạ hay không. Bạn cũng có thể sẽ được truyền tĩnh mạch để có đủ nước. Nếu bạn đang nằm ngửa, bạn có thể sẽ phải thay đổi tư thế để làm giảm áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch chính của cơ thể. Bạn cũng có thể sẽ được thở oxy.
Nếu thay đổi tư thế và các hỗ trợ nói trên không cải thiện được tình hình, bác sỹ sẽ muốn em bé ra đời càng sớm càng tốt. Nếu tại thời điểm đó, cổ tử cung đã mở ra hết cỡ, bác sỹ có thể sẽ sử dụng forcep hoặc giác hút để em bé có thể chui ra. Nếu cổ tử cung mở chưa đủ rộng, thì có thể bạn sẽ phải sinh mổ.
Mặc dù kiểm soát tim thai đang ngày một trở nên phố biến hơn và có thể trở thành công cụ để phân tích xem em bé đối phó với quá trình chuyển dạ như thế nào, nhưng việc có muốn theo dõi tim thai hay không vẫn phụ thuộc vào quyết định của bạn. Hãy trao đổi với bác sỹ về các vấn đề lo ngại của bạn nếu bạn muốn quá trình theo dõi này được diễn ra.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.