Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhịp tim thai nhi bình thường là như thế nào?

Nhịp tim thai nhi bình thường biểu hiện như thế nào? Đây là một câu hỏi mà bạn có thể nghĩ đến sau lần đầu tiên nghe được nhịp tim của em bé. Những gì bạn nghe thấy thực sự có thể làm bạn ngạc nhiên.

"Tôi ước gì có ai đó đã nói trước cho tôi là nhịp tim của em bé nhanh như thế nào. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là có thể đó không phải là của bé," theo chia sẻ của một bà mẹ. Sự thật là nhịp tim bình thường của thai nhi có sự thay đổi theo giai đoạn bà mẹ mang thai.

Vào khoảng tuần thứ 5 của tuổi thai, trái tim của em bé bắt đầu đập.

Tại thời điểm này, nhịp tim của thai nhi bình thường là tương tự với nhịp tim của bà mẹ: khoảng 80-85 nhịp mỗi phút (BPM). Từ thời điểm này, tốc độ nhịp sẽ tăng dần khoảng 3 nhịp mỗi phút mỗi ngày trong tháng đầu tiên.

Con số này rất chính xác nên bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn thực ra có thể dùng nhịp tim để giúp xác định tuổi thai của bé bằng siêu âm. Tỷ lệ sẩy thai có liên quan đến việc sản phụ đã nghe hoặc nhận thấy nhịp tim của bé thấp hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thông báo rằng nhịp tim của em bé không xác định được trong khoảng một tuần hoặc lâu hơn, điều này nhiều khả năng có thể là do sự sẩy thai.

"Lần đầu tiên chúng tôi nghe nhịp tim bé, tôi đã nghĩ rằng có điều gì đó không đúng ở đây, như thể đứa bé đã lên cơn đau tim hoặc bị gì đó tương tự. Tim bé đập quá nhanh," một bà mẹ kể lại "Bác sĩ của tôi đã giải thích rằng âm thanh đó là hoàn toàn bình thường và giống như tiếng phi ngựa, điều đó có nghĩa là em bé của tôi không bị tổn thương gì."

Đến đầu tuần thứ 9 của thai kỳ, nhịp tim thai nhi bình thường trung bình là của 175 nhịp/phút.

Tại thời điểm này, tốc độ nhịp tim của thai nhi bắt đầu giảm nhanh chóng xuống trong khoảng 120-180 nhịp/phút  khi đến giai đoạn giữa thai kỳ. Sau đó nhịp tim còn chậm lại trong khoảng 10 tuần cuối của thai kỳ, mặc dù bình tường nhịp tim thai bình vẫn gấp khoảng hai lần nhịp tim của người lớn bình thường khi nghỉ ngơi.

Nhịp tim của em bé cũng thay đổi một cách tự nhiên giống như nhịp tim của bạn. Sự cử động, ngủ và các hoạt động khác có thể gây ra sự thay đổi như bình thường. Hãy nói chuyện với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn về vấn đề mà bạn lo lắng về nhịp tim của bé.

"Bạn có thể nghe thấy nhịp tim của em bé đi lên xuống trên màn hình ứng với các cơn co thắt khi tôi làm một thử nghiệm không căng thẳng vào giai đoạn cuối thai kỳ," "Thực sự theo dõi tim bé hoạt động rất là thú vị. Các y tá cho tôi biết nó cũng tương tự như khi người lớn như tôi đi tập thể dục. Nhịp tim luôn tăng lên và giảm xuống trong một giới hạn bình thường nhất định."

Một số bà mẹ cảm thấy thoải mái hơn khi họ có thể theo dõi nhịp tim của em bé ngay tại nhà. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng máy siêu âm màu tại nhà cho hầu hết các bà mẹ. Nhiều vấn đề đáng lo ngại có thể xảy ra, bao gồm việc lạm dụng thiết bị nghe siêu âm màu và/hoặc hiểu sai thông tin thu nhận được theo cách tích cực hay tiêu cực. Có rất nhiều cách khác để lắng nghe nhịp tim của bé. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh về cách tốt nhất để theo dõi và chăm sóc em bé nếu bạn cảm thấy lo lắng.

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm