Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 cách kích thích chuyển dạ tự nhiên

Ngày dự kiến sinh là ngày mà em bé của bạn có thể sẽ chào đời. Rất nhiều phụ nữ có thể sinh ra một em bé hoàn toàn khỏe mạnh 2 tuần trước hoặc sau ngày dự kiến sinh

Chuyển dạ tự nhiên

Trong một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Birth, có 201 bà mẹ được khảo sát đã sinh em bé tại nhà. Trong số đó, có 50% số bà mẹ đã thử một vài biện pháp tự nhiên để kích thích chuyển dạ. Hãy lưu ý rằng, trước khi thực hiện điều này, hãy hỏi ý kiến bác sỹ sản khoa của bạn.

Định nghĩa mang thai đủ tháng nghĩa là mang thai trong khoảng từ 38 đến 40 tuần. Nếu bạn đã mang thai đủ số tuần này, hoặc sắp đạt tới con số này, dưới đây là 11 cách bạn có thể làm để kích thích cơn chuyển dạ tự nhiên của bạn.

Luyện tập

Bất kỳ hình thức luyện tập nào, từ việc đi bộ cho đến leo cầu thang, đều có thể kích thích chuyển dạ. Trọng lực có thể giúp em bé của bạn đi xuống sâu hơn và tác động đến tình trạng giãn cổ tử cung của bạn.

Ngay cả khi việc luyện tập không nhằm hướng đến quá trình chuyển dạ, thì đây cũng là một cách tuyệt vời để làm giảm stress và giữ cơ thể khỏe mạnh khi mang thai và chuẩn bị cho rất nhiều nhiệm vụ bạn phải thực hiện trong tương lai, như chuyển dạ, sinhnở và nuôi con.

Quan hệ tình dục

Bạn đã từng nghe nói rằng, quan hệ tình dục sẽ kích thích chuyển dạ. Điều này là có căn cứ. Nguyên nhân là do tinh dịch của nam giới có lượng rất lớn prostaglandins – loại hormone kích thích cơ tử cung co. Để có tác dụng tốt nhất, hãy để bạn tình của bạn xuất tinh ở bên trong âm đạo.

Kích thích núm vú

Kích thích núm vú trước và trong khi chuyển dạ có thể làm tử cung co thắt và có thể dẫn đến chuyển dạ nhanh hơn.

Thêm nữa, nếu bạn cho con bú ngay sau khi sinh, việc kích thích này thực sự còn có thể giúp tử cung của bạn thu lại về kích thước ban đầu nhanh hơn. Em bé được bú sớm ngay sau khi sinh còn giúp cho sữa mẹ về nhanh và nhiều hơn. Bạn hoặc người thân có thể thường xuyên xoa và kích thích núm vú, hoặc bạn có thể sử dụng dụng cụ vắt sữa mẹ để có kích thích với cường độ mạnh hơn.

Bấm ối

Nhân viên y tế có thể sẽ bấm ối của bạn để kích thích chuyển dạ. Mặc dù đây là thủ thuật phải được thực hiện ở cơ sở y tế, nhưng bạn sẽ không phải dùng thuốc. Bác sỹ sẽ dùng một ngón tay để tách màng ối ra khỏi niêm mạc tử cung. Hành động này sẽ giúp giải phóng ra nhiều prostaglandins hơn và do đó kích thích chuyển dạ. Trong quá trình này, bạn sẽ cảm thấy bị đau bụng và có ra dịch ối cùng với một chút máu.

Nhưng nếu bạn đang ở nhà, nước ối chảy ra và bạn bị chảy máu nặng hơn, giống như khi có chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên gọi điện cho bác sỹ.

Châm cứu

Châm cứu kích thích sự giải phóng oxytocin trong cơ thể. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên được công bố trên tạp chí  Journal of Perinatal Medicine, có hơn 400 phụ nữ áp dụng phương pháp châm cứu, bấm ối hoặc cả 2 biện pháp trên trước khi chuyển dạ. Không có sự khác biệt đáng kể nào về kết quả sinh của 3 nhóm phụ nữ trên, nhưng hầu như những phụ nữ này đều sinh tự nhiên mà không cần tiến hành các can thiệp sản khoa.

Bấm huyệt

Các bác sỹ đông y cho rằng bấm huyệt có thể kích thích chuyển dạ và giảm đau trong khi sinh. Điểm quan trọng nhất của việc bấm huyệt để kích thích chuyển dạ là phải thực hiện sớm và thường xuyên. Có rất nhiều huyệt có thể bấm và được coi là an toàn khi mang thai ở tuần thứ 37. Bạn vẫn có thể bấm huyệt khi bạn đã ở rất gần ngày dự sinh và cơn chuyển dạ sẽ tự đến. Nhưng trước khi tự bấm huyệt, hãy đảm bảo rằng bạn đã được sự hướng dẫn của các bác sỹ đông y được đào tạo. Nếu bấm huyệt không có tác dụng, vẫn còn có rất nhiều cách khác để giảm đau và khó chịu trong khi sinh.

Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn cay nóng sẽ làm cơ thể giải phóng prostaglandins thông qua quá trình tiêu hóa. Hormone này sẽ kích thích sự co thắt của tử cung.

Dầu thầu dầu

Ăn dầu của cây thầu dầu là một biện pháp cổ xưa để kích thích chuyển dạ, mặc dù có một số nghiên cứu cho rằng, biện pháp này chỉ có tác dụng với khoảng 50% số phụ nữ mang thai đủ tháng. Ăn một chút dầu thầu dầu chắc chắn sẽ làm quá trình chuyển dạ của bạn đến nhanh hơn, vì dầu thầu dầu có tác dụng nhuận tràng. Nếu bạn bị táo bón, dầu thầu dầu cũng có thể sẽ có ích.

Nhưng bạn nên thận trọng, không nên ăn quá nhiều, và nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước. Sẽ thật tệ nếu sau khi sinh bạn lại mắc phải các vấn đề về tiêu hóa.

Đi xe trên đường gập ghềnh

Bạn đã từng nghe nói rằng việc đi xe trên đường gập ghềnh có thể kích thích chuyển dạ? Đây là một ý tưởng đã được rất nhiều người truyền tai nhau nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này có hiệu quả. Nếu bạn chọn phương pháp này, hãy cố gắng lái xe/đi xe an toàn và luôn thắt dây an toàn hoặc đội mũ bảo hiểm.

Dầu hoa anh thảo

Mặc dù bản thân dầu hoa anh thảo không gây chuyển dạ, nhưng loại dầu này có thể làm mềm cổ tử cung của bạn. Bạn có thể dùng loại dầu này đường uống hoặc đưa trực tiếp vào âm đạo để có hiệu quả tốt nhất. Mặc dù rất nhiều nhân viên y tế khuyên các sản phụ nên dùng dầu hoa anh thảo để dễ sinh hơn, nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy loại dầu này có thể kích thích chuyển dạ.

Trà làm từ lá cây mâm xôi đỏ

Các nữ hộ sinh thường khuyên các sản phụ uống trà làm từ lá cây mâm xôi đỏ cùng với dầu cây anh thảo khi bạn gần đến ngày sinh. Loại trà này có thể làm dịu tử cung của bạn và giúp đưa những cơn co thắt bất thường về bình thường, kích thích cơn chuyển dạ. Và cho dù nếu không có tác dụng, thì phương pháp này cũng giúp bạn có đủ lượng nước bạn cần.

Lưu ý cho bạn

Tất nhiên, trước khi thử áp dụng bất cứ biện pháp này, bạn hãy trao đổi với bác sỹ về nguy cơ hoặc các biến chứng cũng có thể xảy ra. Mặc dù một số biện pháp trên được các bà mẹ truyền tai nhau rất nhiều, nhưng có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh cho hiệu quả của chúng.

Trong đa số các trường hợp, tốt nhất, bạn nên để em bé tự chào đời một cách tự nhiên, kể cả chào đời muộn hơn so với ngày dự sinh 1-2 tuần.

Thông tin thêm tham khảo trong bài viết: Các yếu tố nguy cơ gây sinh non

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm