Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Luyện tập an toàn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu luyện tập thể thao sẽ có rất nhiều lợi ích về sức khỏe, như giúp cho hệ tuần hoàn tốt hơn, cải thiện tâm trạng và kiểm soát cân nặng tốt hơn. Hơn nữa, việc luyện tập thể thao đúng cách còn có thể hỗ trợ quá trình chuyển dạ sinh con an toàn.

Luyện tập an toàn trong 3 tháng cuối thai kỳ

Trước đây, chỉ các hoạt động tập luyện, thể dục thể thao cường độ thấp hoặc trung bình mới được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai. Nhưng gần đây, thậm chí cả các bài tập cường độ nặng hơn, như đi bộ nhanh, cũng có thể được duy trì khi mang thai nếu được bác sỹ cho phép.

Tốt nhất là việc luyện tập thể thao nên được tiến hành từ trước khi bạn mang bầu. Nhưng khi bạn mang bầu rồi vẫn có thể bắt đầu tập tập luyện và hãy giữ thói quen luyện tập đến 3 tháng cuối của thai kỳ. Dù thai phụ tập luyện theo cách nào và đã được bác sỹ cho phép, vẫn có một số lưu ý cần thiết để giúp cả 2 mẹ con đều khỏe mạnh:

  • Trong suốt quá trình mang thai, các khớp của bạn sẽ nới lỏng hơn, cùng với vòng bụng ngày một lớn lên sẽ khiến việc giữ thăng bằng khó khăn hơn. Luyện tập đều đặn, tốt nhất là từ trước khi mang thai và ngay khi mới mang thai có thể giúp mẹ bầu duy trì sự linh động của các khớp, giữ vững trọng tâm của cơ thể, đảm bảo an toàn và ngăn chặn được các chấn thương.
  • An toàn luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi luyện tập trong khi mang thai. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu bất cứ một bài tập nào.
  • Tránh các hoạt động thể thao yêu cầu phải nhảy nhót, bật nhảy hoặc nhảy lò cò, tác động đến vùng bụng hoặc lưng nhiều.

Dưới đây là các hoạt động bạn có thể tiếp tục tập luyện trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Đi bộ, đi bộ nhanh và chạy

Đi bộ là một trong những dạng luyện tập tốt nhất dành cho phụ nữ mang thai, có thể áp dụng trong toàn bộ thai kỳ cũng như 3 tháng cuối. Nếu hệ tim mạch của bạn tốt và bạn không cảm thấy khó khăn khi đi bộ thông thường, hãy thử đi bộ nhanh hơn một chút.
Mang thai không phải là giai đoạn nên chạy, nhưng nếu đã có thói quen chạy bộ đến tuần thai thứ 27, và bạn không cảm thấy khó chịu hoặc gặp vấn đề gì khi chạy bộ, bạn có thể tiếp tục duy trì việc này nhưng nên chạy chậm hơn và rút ngắn thời gian hơn.

Một nghiên cứu xuất bản trên Tạp chí Sports Health nghiên cứu 110 nữ vận động viên chạy bộ và thói quen của họ trong thai kỳ cho thấy, trong số 70% số phụ nữ tiếp tục chạy bộ khi mang thai có 31%  vẫn chạy bộ khi ở 3 tháng cuối thai kỳ. Mấu chốt vấn đề nằm ở việc họ đã giảm thời gian và cường độ chạy. Kể cả những vận động viên dày dạn kinh nghiệm nhất cũng hạ cường độ chạy xuống còn một nửa hoặc thấp hơn khi họ mang thai.

Nói cách khác, nếu bạn đang chạy mà thấy tím tái, thở dốc, tức bụng hoặc có cơn co nhiều vùng bụng hay cảm thấy không khỏe, hãy chạy chậm lại hoặc dừng lại để đi bộ. Ngay cả khi đi bộ mà bạn thấy khó chịu, hãy dừng lại nghỉ ngơi. Điều quan trọng nhất là mẹ bầu trong 3 tháng cuối luôn luôn phải để ý đến cảm giác của cơ thể để dừng lại các hoạt động thể thao khi thấy mệt mỏi, khó thở, tăng cơn co vùng bụng.

Bơi và các bài tập dưới nước

Nếu bạn đã từng bơi lội, nên thử luyện tập các bài tập thể thao dưới nước. Bơi là một  hoạt động thể dục toàn diện và cũng có thể được áp dụng trị liệu cho những phụ nữ mang thai bị đau ở những vùng khác nhau trên cơ thể.
Nước sẽ làm giảm áp lực lên chân và lưng, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhiệt độ cơ thể lên cao quá mức. Luôn nhớ rằng, gắng sức, kể cả khi bạn đang ở trong nước, cũng có thể tạo ra mồ hôi. Nếu bạn bơi trong một khoảng thời gian dài, hãy uống bổ sung nước khi bạn lên bờ.

Có rất nhiều hoạt động phù hợp cho nhu cầu luyện tập dưới nước của mẹ bầu 3 tháng cuôis. Zumba ở dưới nước sẽ làm bạn nhảy với nhiều lực đối kháng hơn. Các lớp học về thư giãn khớp sẽ giúp bạn kiểm tra được các giới hạn vận động của mình với sự hỗ trợ của nước. Đi bộ dưới nước là một lựa chọn tuyệt vời cho những người yêu thích chạy bộ. Một số phòng tập thậm chí còn đưa cả máy tập xe đạp tại chỗ xuống nước.

Yoga, Pilate và các bài tập tác động chậm khác

Các bài tập động tác chậm, như yoga, pilate là lựa chọn rất tốt cho những phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. Những bài tập này nhắm vào các nhóm cơ cụ thể và có thể giúp bạn cảm thấy cân đối và khỏe mạnh hơn khi mang thai. Bạn nên thử đăng ký các lớp yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai. Tư thế của các động tác sẽ được điều chỉnh một chút để an toàn và thoải mái hơn cho sự phát triển của cả mẹ và bé ở những tuần cuối cùng.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng yoga có thể làm giảm lo âu và trầm cảm trong khi mang thai. Trong một nghiên cứu xuất bản bởi Complementary Therapies in Clinical Practice, một nhóm phụ nữ trầm cảm được yêu cầu luyện tập khoảng 20 phút yoga mỗi ngày, từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 34 của thai kỳ. Kết quả tích cực được nhận thấy ở cả thể chất và tinh thần. Các phụ nữ trong nhóm này báo cáo lại rằng họ cảm thấy tâm trạng được cải thiện và giảm đau, cũng như giảm tỷ lệ sinh non và sinh mổ.

Các bài tập dạng khác

Nâng vật nặng được chứng minh là rất nguy hiểm trong 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là nếu bạn chưa bao giờ luyện tập và tốt nhất là tạm dừng các bài tập này ngay cả khi bạn đã tập trước đó.
Tránh các bài tập khiến bạn phải tập trong tư thế nằm ngửa, vì trong 3 tháng cuối, việc nằm ngửa có thể không an toàn cho bạn và thai nhi.
Thử các bài tập nằm nghiêng về 1 bên để giúp duy trì sự ổn định cơ cũng như phần hông, mông, gân trong đùi và gân kheo.
Hãy nhớ 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khiến bạn phải suy nghĩ nhiều, có nhiều cảm xúc khác nhau và nhất là bạn có rất nhiều thay đổi về mặt thể chất để đáp ứng lại sự phát triển vượt bậc của em bé trong bụng. Bạn cũng cần chuẩn bị cả về tinh thần, thể chất để đón nhận chức năng mới - sinh con, làm mẹ và nuôi em bé. Do vậy bạn nên tập các bài tập khiến bạn được thư giãn nhiều hơn, duy trì sự dẻo dai nhiều hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở và nuôi con đầy thử thách tiếp theo.
Và, bạn biết không, chỉ cần luyện tập khoảng 20 phút mỗi ngày cũng có thể làm giảm các vấn đề trên, làm bạn có thêm năng lượng và tăng cường sức khỏe cho bạn một cách tốt nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tư thế yoga cho bà bầu

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm