Mang thai cao tuổi là gì?
Về mặt y học, mang thai cao tuổi được định nghĩa là mang thai vào bất cứ thời điểm nào sau 35 tuổi. Ngày nay, càng ngày có càng nhiều người mang thai sau tuổi 35. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, số phụ nữ từ 35-39 tuổi mang thai lần đầu đang có xu hướng tăng lên ở tất cả các nhóm dân tộc.
Trước đây, bác sỹ sử dụng thuật ngữ mang thai cao tuổi để chỉ các trường hợp mang thai xảy ra khi phụ nữ đã ngoài 35 tuổi. Tuy vậy, ngày nay, rất ít bác sỹ sử dụng thuật ngữ này nữa. Thay vào đó, nếu một phụ nữ trên 35 tuổi mang thai, bác sỹ sẽ gọi đó là trường hợp tuổi mẹ cao (advanced maternal age).
Tỷ lệ phụ nữ sinh con đầu lòng sau tuổi 40 thậm chí còn có xu hướng tăng lên gấp đôi ở một số quốc gia. Do vậy, định nghĩa về mang thai cao tuổi cần được thay đổi vì xu hướng lập gia đình và có con muộn đang ngày càng phổ biến hơn.
Nguy cơ của việc mang thai cao tuổi
Một người phụ nữ sẽ có một số trứng nhất định từ khi sinh ra cho đến cuối đời, và trứng sẽ trưởng thành và có khả năng thụ thai bắt đầu từ khi người phụ nữ có ký kinh nguyệt đầu tiên cho đến khi mãn kinh. Tuổi ngày càng cao đồng nghĩa với việc chu kỳ kinh nguyệt, khả năng "chín" của trứng và khả năng thụ thai, mang thai sẽ càng giảm hơn và nguy cơ bất thường khi mang thai sẽ cao hơn.
Một số nguy cơ có thể xảy ra trong khi mang thai với các trường hợp mang thai cao tuổi bao gồm:
Lợi ích của việc mang thai cao tuổi
Mang thai khi đã lớn tuổi không phải lúc nào cũng là không tốt cho cả em bé và bà mẹ. Mang thai khi đã lớn tuổi cũng có một vài lợi ích nhất định. Ví dụ, theo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, CDC, nhìn chung, những phụ nữ khi đó sẽ có nhiều nguồn lực cũng như kiến thức để chăm sóc trẻ tốt hơn, ví dụ như có thu nhập cao hơn và có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế, chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn.
Nên làm gì nếu mang thai cao tuổi?
Bạn nên trao đổi với bác sỹ nếu bạn mang thai và trên 35 tuổi, vì độ tuổi của bạn sẽ không thể quyết định được tình trạng sức khỏe trong thai kỳ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số phụ nữ sẽ tự động coi rằng, khi họ lớn tuổi thì việc mang thai, chuyển dạ và sinh nở sẽ phức tạp hơn. Và trong một số trường hợp, chính những sự lo ngại như vậy lại có thể dẫn đến các kết quả xấu. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai khi đã trên 35 tuổi và có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Do vậy, bạn nên nói chuyện với bác sỹ về việc làm thế nào để có thai kỳ khỏe mạnh nhất và những cách bạn có thể thực hiện để làm giảm nguy cơ biến chứng trong thai kỳ.
Hãy đảm bảo rằng bạn đã thực hiện các biện pháp sau để có thai kỳ khỏe mạnh:
Chuẩn bị sức khỏe cho mang thai: trước khi bạn có kế hoạch mang thai, hãy chẩn bị cho mình có một cơ thể khỏe mạnh, bao gồm cả việc chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ, hỏi ý kiến bác sỹ để tiêm các loại văc xin cần thiết (chẳng hạn như văcxin Rubella...)
Thường xuyên đi khám thai: Thường xuyên khám thai sẽ giúp các bác sỹ có thể kiểm soát được sức khỏe của bạn và em bé. Hãy cho bác sỹ biết về bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào khiến bạn lo ngại. Ngoài ra, việc trao đổi với bác sỹ cũng có thể khiến bạn an tâm hơn.
Ăn chế độ ăn uống lành mạnh: Khi mang thai, bạn cần phải bổ sung thêm axit folic, canxi, sắt, vitamin D và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác. Nếu bạn vốn đã có một chế độ ăn uống lành mạnh, hãy tiếp tục duy trì chế độ này. Uống vitamin dành cho bà bầu hàng ngày, lý tưởng nhất là uống trước khi thụ thai một vài tháng, cũng có thể giúp bạn bù đắp được một phần dinh dưỡng thiếu hụt.
Tăng cân khỏe mạnh: Chỉ nên tăng đủ số lượng cân nặng để hỗ trợ cho sự phát triển của em bé. Việc này cũng sẽ giúp bạn giảm cân dễ dàng hơn sau khi sinh. Hãy trao đổi với bác sỹ để biết được lượng cân nặng cần tăng phù hợp với bạn.
Luyện tập thể thao: Thường xuyên luyện tập thể thao có thể giúp bạn làm giảm, thậm chí là dự phòng các cảm giác khó chịu, cho bạn thêm năng lượng và cải thiến ức khỏe nói chung. Luyện tập cũng có thể sẽ giúp bạn chuẩn bị cho việc chuyển dạ và sinh nở bằng cách tăng sức chịu đựng và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Miễn là, bạn phải hỏi ý kiến bác sỹ và được sự cho phép của bác sỹ trước khi luyện tập, đặc biệt là nếu bạn mắc phải tình trạng bệnh tiềm ẩn nào đó.
Tránh các chất nguy hiểm: Rượu, thuốc lá và các thuốc cấm là những thứ bạn nên tránh trong khi mang thai. Luôn hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Tìm hiểu về các xét nghiệm sàng lọc trước sinh về các bất thường nhiễm sắc thể
Hãy hỏi bác sỹ về các xét nghiệm không xâm lấn trước sinh, xét nghiệm máu để kiểm tra DNA thai nhi trong máu mẹ để xem em bé có nguy cơ mắc phải các bất thường về nhiễm sắc thể hay không.
Một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh được khuyến cáo cần thiết cho phụ nữ sinh con ở đột tuổi ngoài 35, chẳng hạn như xét nghiệm Triple Test (là xét nghiệm tầm soát trước sinh sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol. Trong đó AFP (alpha-fetoprotein) là loại protein do thai sản xuất, hCG (human chorionic gonadotropin) là loại nội tiết do nhau sản xuất trong quá trình mang thai và Estriol là loại nội tiết estrogen được cả nhau và thai sản xuất. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai). Triple test có thể thực hiện khi thai 15 – 20 tuần. Tuy nhiên, kết quả chính xác nhất khi thai 16 – 18 tuần.
Các xét nghiệm chẩn đoán như sinh thiết gai nhau (CVS) và chọc ối sẽ cung cấp các thông tin về nhiễm sắc thể của em bé hoặc nguy cơ của một số bất thường nhiễm sắc thể nhất định. Nhưng những xét nghiệm này sẽ đi kèm với nguy cơ sảy thai, mặc dù tỷ lệ rất thấp. Do vậy, bạn và bác sỹ nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của từng loại xét nghiệm.
Tìm hiểu về quá trình sinh con và nuôi con
Sẽ không phải là quá sớm khi bạn tìm hiểu về sinh con và nuôi con khi bạn mới chỉ mang thai. Hãy hỏi bác sỹ về những nguy cơ có thể đến trong quá trình chuyển dạ của bạn, cách nuôi dưỡng và chăm sóc em bé, cũng như những vấn đề sức khỏe và sàng lọc bệnh ngay khi bé mới sinh ra.
Nhìn về tương lai tương sáng
Những lựa chọn của bạn, kể cả từ trước khi khi thụ thai, có thể sẽ có những ảnh hưởng lâu dài lên em bé. Do vậy, hãy luôn lạc quan, nghĩ về việc mang thai sau tuổi 35 là một cơ hội để nuôi dưỡng em bé tốt hơn và hãy chuẩn bị mọi thứ thật tốt để em bé chào đời, bạn nhé.
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
Khi cơn đau tim xảy ra, phụ nữ không phải lúc nào cũng cảm thấy giống như ở nam giới.
Việc dùng men vi sinh cùng với một liệu trình kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ tác dụng phụ do kháng sinh gây ra, nhưng nên bổ sung men vi sinh vào thời điểm nào là tốt nhất?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc giúp con mình có một giấc ngủ ngon và thoải mái. Hãy cùng cha mẹ tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp trẻ ngủ ngon.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.