Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

Cháy nắng ở trẻ em

Cháy nắng là phản ứng da xảy ra khi trẻ tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.

Các triệu chứng của cháy nắng thường xuất hiện sau 3-5 giờ sau khi trẻ ở ngoài nắng và có thể bao gồm:

  • Da ửng đỏ
  • Đau rát trên da
  • Cảm giác nóng khi chạm vào da
  • Ngứa
  • Tróc da

Điều này là do mặt trời phát ra các chùm ánh sáng gọi là tia cực tím (UV). Có hai loại tia UV: UVA và UVB. Tia UVA có thể đi sâu vào da và gây tổn thương da theo thời gian. Tia UVB xuyên qua các lớp ngoài của da và gây cháy nắng.

Cháy nắng: dấu hiệu và cách khắc phục

Tiếp xúc một chút với ánh nắng mặt trời có lợi cho trẻ và giúp cơ thể trẻ sản xuất vitamin D, đây là một loại vitamin vô cùng quan trọng đối với sức khỏe xương, răng và hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây ra phản ứng viêm ở da, làm tăng nguy cơ lão hóa sớm và ung thư da trẻ.

Cháy nắng thường xảy ra vào những ngày nắng đẹp. Nhưng chúng cũng có thể xảy ra vào những ngày nhiều mây, đặc biệt là ở những nơi gần đường xích đạo nơi mà tia nắng mặt trời mạnh nhất.

Yếu tố khiến trẻ dễ bị cháy nắng hơn?

Cháy nắng và tổn thương do ánh nắng mặt trời có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng một trẻ có thể có nguy cơ cao hơn.

Trẻ có nhiều khả năng bị cháy nắng hơn nếu có các đặc điểm sau:

  • Da sáng màu và tóc sáng màu
  • Dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời mà không mặc quần áo bảo hộ hoặc bôi kem chống nắng
  • Ở gần tuyết, mặt nước hoặc cát – đây là những thứ có thể phản chiếu ánh nắng mặt trời
  • Dùng một số loại thuốc khiến da dễ bị cháy nắng hơn

Da sẫm màu ít có khả năng bị cháy nắng hơn vì melanin trong da tăng lên giúp bảo vệ các tế bào da khỏi tác động của bức xạ UV. Tuy nhiên, tổn thương da do cháy nắng vẫn có thể xảy ra ở những trẻ da sẫm màu và có thể dẫn tới ung thư da.

Cách ngăn ngừa cháy nắng ở trẻ em

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cháy nắng cho trẻ là:

  • Hạn chế thời gian ở ngoài nắng vào giữa ngày (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều) khi tia nắng mặt trời mạnh nhất.
  • Tìm những nơi râm mát để chơi ngoài trời chẳng hạn như dưới ô, lều hoặc cây.
  • Mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm, mũ rộng vành, mặc áo sơ mi dài tay hoặc quần dài nếu không có áo chống nắng.
  • Thoa kem chống nắng lên mọi vùng cơ thể không được quần áo che phủ. Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc sau mỗi 80 phút nếu trẻ đổ mồ hôi hoặc bơi.

Kem chống nắng cũng cần chọn loại có những đặc điểm sau:

  • Có SPF từ 30 trở lên: SPF (Sun Protection Factor) là con số cho biết kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UV tốt như thế nào.
  • Có khả năng che phủ phổ rộng: Kem chống nắng phổ rộng có thể bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB.
  • Thoa son dưỡng môi có SPF từ 30 trở lên.

Những điều bạn cần biết về tình trạng cháy nắng ở trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm, đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh có thể bị cháy nắng nghiêm trọng hơn. Nếu con bạn dưới 1 tuổi và bị cháy nắng, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được đánh giá tình trạng cháy nắng và hướng dẫn cách xử trí thích hợp.

Bạn có thể giúp ngăn ngừa cháy nắng ở trẻ sơ sinh bằng cách để trẻ tránh xa ánh nắng trực tiếp và đội mũ, mặc quần áo nhẹ và rộng rãi giúp che phủ da cho trẻ nhưng không khiến trẻ quá nóng.

Bạn cũng cần tránh sử dụng các sản phẩm chống nắng cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nếu bạn không thể hoàn toàn tránh xa trẻ khỏi ánh nắng mặt trời, bạn có thể thoa một lượng nhỏ kem chống nắng SPF 15 lên các vùng da của trẻ, chẳng hạn như mặt hoặc mu bàn tay của trẻ.

Đọc thêm tại bài viết: Những điều không nên làm sau khi bị cháy nắng

Cách điều trị cháy nắng ở trẻ em

Cháy nắng thường có thể được điều trị tại nhà bằng cách:

  • Sử dụng khăn chườm mát hoặc cho trẻ ngâm vùng da bị cháy nắng trong nước mát
  • Tắm nước mát hoặc tắm bồn
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol hoặc Ibuprofen
  • Sử dụng kem dưỡng da/kem để điều trị cháy nắng như lô hội
  • Tránh xa ánh nắng mặt trời cho đến khi da trẻ hết đỏ/đau
  • Tránh để trẻ cạy da bị bong ra
  • Cho trẻ uống nhiều nước

Các triệu chứng cháy nắng bao gồm đau và đỏ trên da thường trở nên tệ nhất sau 12-24 giờ sau khi trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sau đó các triệu chứng bắt đầu thuyên giảm. Cháy nắng thường biến mất sau khoảng ba ngày.

Đọc thêm tại bài viết: Lột vết cháy nắng thật sự tệ đến thế nào

Hầu hết các trường hợp cháy nắng của trẻ đều thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà hoặc sử dụng thuốc không kê đơn và không cần phải đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu con bạn có thêm các triệu chứng như lú lẫn, co giật hoặc mất ý thức, thì có thể bé đang bị say nắng, đây là trường hợp cấp cứu y tế và bạn cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay.

Điều quan trọng nữa là bạn phải biết sự khác biệt giữa cháy nắng và ngộ độc ánh nắng mặt trời, đây là tình trạng mà trẻ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Ngộ độc ánh nắng mặt trời và cháy nắng phân biệt như nào?

Ngộ độc ánh nắng mặt trời là tình trạng cháy nắng nghiêm trọng và có hại. Nó có thể trông giống như cháy nắng nhưng da trẻ thường đỏ và trở nên kích ứng hơn, tình trạng này cũng kéo dài hơn so với cháy nắng thông thường.

Các triệu chứng ngộ độc ánh nắng mặt trời bao gồm:

  • Da nổi bọng nước
  • Mề đay
  • Ngứa hoặc đau
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt và ớn lạnh
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Mất nước
  • Mệt mỏi
  • Chạm vào thấy da nóng
  • Nhịp tim nhanh

Nắm rõ các triệu chứng, cách xử trí và phòng ngừa cháy nắng cho trẻ để trẻ có thể tận hưởng niềm vui nghỉ hè được nô đùa dưới ánh nắng mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ cha mẹ nhé.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Childrens
Bình luận
Tin mới
  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

  • 08/07/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

Xem thêm