Phân biệt cháy nắng và ngộ độc ánh nắng mặt trời.
Nguyên nhân và đối tượng dễ bị ngộ độc ánh nắng
Ngộ độc ánh nắng xảy ra khi da bạn tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ (ví dụ như mặc quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành, bôi kem chống nắng...). Nó cũng có thể xảy ra nếu bạn không được cung cấp đủ nước.
Theo bác sĩ da liễu Elizabeth Geddes-Bruce, đến từ Westlake Dermatology ở Austin, Texas (Mỹ) và bác sĩ Anisha Patel, PGS. về Da liễu tại Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas (Mỹ), những người có nguy cơ bị ngộ độc nắng bao gồm:
Người có nước da trắng sáng hoặc nhạt.
Những người vừa bị cháy nắng và tiếp tục dành thời gian ở ngoài trời.
Những đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ em, những người có làn da nhạy cảm và không thể nói ra cảm giác khó chịu hoặc không có khả năng tự tìm bóng râm.
Người đang dùng một số loại thuốc làm tăng nguy cơ cháy nắng, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và một số thuốc điều trị huyết áp.
Người lao động ngoài trời, đặc biệt là những người tiếp xúc với nắng trong giờ cao điểm từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Những người dành thời gian dưới ánh nắng mà không thoa kem chống nắng hoặc mặc quần áo bảo vệ.
Những người sử dụng giường tắm nắng trong nhà.
Bác sĩ Patel nói mặc dù một số người có thể dễ bị cháy nắng và ngộ độc ánh nắng hơn, nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng bất kỳ ai, bất kể loại da nào, đều có thể bị cháy nắng hoặc gặp phải những tác dụng nghiêm trọng này.
Bạn nên làm gì nếu bị ngộ độc ánh nắng?
Bác sĩ Patel cho biết hầu hết những người bị cháy nắng hoặc ngộ độc ánh nắng có thể tự điều trị các triệu chứng tại nhà bằng cách uống đủ nước, nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc thêm với ánh nắng mặt trời và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Bên cạnh đó, bạn có thể chườm lạnh và thoa kem dưỡng ẩm để làm mát giúp phục hồi lớp bảo vệ da và ngăn ngừa mất thêm độ ẩm.
Tuy nhiên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp phải tình trạng lú lẫn, ngất xỉu, sốt và ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn mửa, da phồng rộp nghiêm trọng,...
Phòng ngừa cháy nắng và ngộ độc ánh nắng
Theo bác sĩ Patel, cách tốt nhất để phòng ngừa cháy nắng và ngộ độc ánh nắng là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào những giờ cao điểm trong ngày. Nếu bạn phải ra ngoài trời, hãy thử các mẹo sau để bảo vệ bản thân khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời:
Bảo vệ làn da cẩn thận
Che chắn bằng áo sơ mi dài tay, quần dài và mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Bạn cũng nên bảo vệ mắt bằng cách đeo kính râm có khả năng chống tia UV 100%.
Sử dụng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với SPF ít nhất 30 và thoa lại sau mỗi hai giờ hoặc nhiều hơn, nếu bơi hoặc đổ mồ hôi.
Uống đủ nước
Uống nhiều nước suốt cả ngày để tránh mất nước. Giữ đủ nước có thể giúp thay thế chất lỏng cơ thể bị mất, bổ sung điện giải và cũng có thể giúp da phục hồi sau khi tiếp xúc với nắng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách điều trị và ngăn ngừa da bị cháy nắng.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.