Cháy nắng là thuật ngữ chỉ những tổn thương da do tiếp xúc quá nhiều với tia UV từ mặt trời hoặc các nguồn khác, chẳng hạn như đèn chiếu nắng hoặc giường tắm nắng. Cháy nắng có thể từ nhẹ đến nặng. Cháy nắng có thể gây đau và bỏng rát, và theo một nghiên cứu năm 2005 cháy nắng có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư da, nếp nhăn và tàn nhang. Da có thể bị sưng tấy và xuất hiện mụn nước. Với những người có làn da trắng hoặc sáng màu thì da sẽ thường chuyển sang màu hồng hoặc đỏ, nhưng với những người có là da sẫm màu thì da sẽ trở nên tối hơn. Mức độ nghiêm trọng của cháy nắng sẽ phụ thuộc vào loại da của mỗi người và mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Các triệu chứng của cháy nắng
Triệu chứng của cháy nắng liên quan đến các triệu chứng như ban đỏ (phát ban) và phù nề (sưng tấy) do tích tụ chất lỏng. Cháy nắng cũng có liên quan đến những thay đổi của tế bào da, gây kích thích sự phát triển của các tế bào cháy nắng, và từ đó trở thành tế bào ung thư và giảm các tế bào có chức năng miễn dịch.
Các triệu chứng của cháy nắng khác nhau giữa mọi người. Cháy nắng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng những người có làn da sáng màu sẽ dễ bị cháy nắng hơn. Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da có thể trở nên: Nóng, nhạy cảm, gây đau, ngứa, phồng rộp. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn của cháy nắng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, ví dụ như: Sốt, cảm thấy ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn và nôn, cảm giác khó chịu bên trong cơ thể.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể kiệt sức vì nóng hoặc say nắng. Các triệu chứng của say nắng gồm: hạ huyết áp, ngất xỉu, chóng mặt, mạch nhanh, cảm giác đau khắp cơ thể, mệt mỏi, thay đổi hành vi như cáu gắt, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ hoặc ảo giác.
Những thời điểm quan trọng cần nhớ
Một số mốc thời gian mà mọi người cần nhớ sau khi bị cháy nắng gồm:
Nếu da bị cháy nắng, bạn nên làm theo những hướng dẫn sau:
Trong trường hợp bị cháy nắng nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thuốc steroid đường uống để giúp giảm viêm. Hoặc đối với tình trạng mất nước nghiêm trọng, bác sĩ có thể truyền dịch qua đường tĩnh mạch để bù lại lượng nước đã mất.
Lưu ý không nên chườm đá lên vùng da bị cháy nắng vì điều này có thể làm cho da bị tổn thương nặng nề hơn.
Ngăn ngừa cháy nắng
Cách tốt nhất để tránh cháy nắng là hướng dẫn cách mọi người tiếp xúc với ánh nắng. Bằng cách:
Một số người có nhiều khả năng bị cháy nắng hơn nếu họ gặp phải các tình trạng sau:
Nên sử dụng kem chống nắng nào?
Kem chống nắng là những chế phẩm thương mại có tác dụng ngăn chặn tia UV. Chỉ số SPF là chỉ số phản ánh khả năng ngăn ngừa ánh nắng mặt trời của kem chống nắng. Chỉ số SPF càng cao thì càng có nhiều khả năng bảo vệ khỏi tia UVA và UVB gây hại cho da. Theo khuyến nghị, mọi người nên sử dụng kem chống nắng với:
Cháy nắng có thể xảy ra nếu một người tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Cháy nắng có thể gây bỏng da. Những người có làn da sáng thường dễ bị cháy nắng hơn, nhưng bất kỳ ai với bất kỳ loại da nào đều có thể bị cháy nắng. Các phương pháp điều trị tại nhà thường làm giảm cảm giác khó chịu, nhưng nếu một người bị sốt, ngất xỉu hoặc thay đổi ý thức, họ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Các cách giúp ngăn ngừa cháy nắng bao gồm hạn chế thời gian ở ngoài nắng và thực hiện các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như sử dụng kem chống nắng, ở trong bóng râm và mặc quần áo che kín cơ thể.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Môi bị cháy nắng
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.