Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để phục hồi làn da cháy nắng?

Trong mùa Hè, chỉ cần vài giờ hoạt động dưới ánh nắng mặt trời đã có thể khiến làn da của bạn bị cháy nắng đỏ rát. Một số bí quyết sau có thể giúp bạn cứu vãn làn da sạm đen, bong tróc do cháy nắng.

Cháy nắng xảy ra khi làn da tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài.

Làm dịu da đúng cách

Khi bị cháy nắng, làn da trở nên nhạy cảm, đỏ rát, thậm chí có thể bị rộp, bong tróc trong vài ngày. Do đó, ngay khi nhận ra các dấu hiệu cháy nắng, bạn cần nhanh chóng dùng nước mát rửa lên vùng da đó.

Nếu các mảng da cháy nắng nằm ở khắp cơ thể, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm hoặc dưới vòi sen với dòng nước nhẹ nhàng. Lúc này, bạn không nên dùng xà phòng hay sữa tắm để gây thêm tổn thương cho làn da. Bạn tuyệt đối không nên dùng đá viên thoa trực tiếp lên da, do đá có thể khiến da bị bỏng lạnh.

Trong và sau khi tắm, bạn không nên chà xát đến vùng da bị cháy nắng. Hãy dùng 1 chiếc khăn tắm sạch vỗ nhẹ lên cơ thể để thấm bớt nước trên da.

Với tình trạng cháy nắng mức độ nhẹ (da có dấu hiệu ửng đỏ, rát ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời), bạn có thể dùng một số thực phẩm sau để làm dịu vết cháy nắng:

Dưỡng ẩm cho làn da cháy nắng

Ánh nắng mặt trời có thể làm tế bào biểu bì tổn thương, đồng thời phá vỡ collagen và elastin - hai protein có nhiệm vụ giữ cho da săn chắc và mịn màng. Để làm dịu làn da và đẩy nhanh quá trình chữa lành, bạn nên uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây để bổ sung nước cho da từ bên trong. Ngoài ra, bạn nên dưỡng ẩm cho da với các sản phẩm không có hương liệu, kết cấu nhanh thấm, chứa các thành phần tự nhiên như nha đam (lô hội).

Người bị cháy nắng cần tránh kem dưỡng chứa benzocaine, lidocaine hoặc vaseline. Đây là các thành phần có thể gây kích ứng và giữ nhiệt trên da, không đem lại hiệu quả làm dịu tối ưu cho làn da tổn thương do nắng.

Mặc quần áo thoáng mát

Trong quá trình làn da cháy nắng tự phục hồi, bạn cần hạn chế mặc trang phục bó chật, vải cứng có thể ma sát với da. Hãy mặc quần áo làm từ chất liệu tự nhiên (cotton, sợi tre), kiểu dáng rộng rãi để làn da của bạn được “thở”. Khi đó, vết thương cũng sẽ mau lành hơn.

Không dùng tay chạm vào vết thương do cháy nắng

 

Ở những người bị cháy nắng mức độ nặng, trên da có thể xuất hiện các mụn nước và có dấu hiệu bong tróc. Trong trường hợp vết thương đau rát kéo dài, hãy đến chuyên khoa da liễu của bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Dùng tay chọc vỡ mụn nước hoặc bóc lớp da bong tróc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến tổn thương trên da lâu lành hơn. Bạn chỉ nên dùng gạc vô trùng bao nhẹ lấy vùng da tổn thương nặng và xin tư vấn từ bác sỹ điều trị.

Ánh nắng gay gắt, chói chang của mùa Hè có thể để lại nhiều tác động tiêu cực với làn da như cháy nắng, sạm đen, thậm chí là ung thư da. Do đó, đừng quên thực hiện các biện pháp bảo vệ làn da như thoa kem chống nắng, mặc áo chống nắng, đội mũ, đeo khẩu trang khi hoạt động, di chuyển ngoài trời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều không nên làm sau khi bị cháy nắng.

Quỳnh Trang - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm