Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh dại xác suất tử vong cao nhưng có thể phòng ngừa

Các tình huống chó cắn, mèo cào vẫn luôn xảy ra trong cuộc sống thường ngày nên bệnh dại vẫn luôn được quan tâm. Bệnh dại có xác suất tử vong rất cao nhưng có thể được ngăn ngừa bằng vắc xin ngừa dại.

I. Bệnh dại là gì?

Bệnh dại do virus gây ra, virus dại thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae. Bệnh thường lây truyền qua vết cắn của động vật bị nhiễm virus dại. Virus dại nhiễm vào hệ thần kinh trung ương của động vật có vú, cuối cùng tấn công não khiến bệnh nhân tử vong.

Virus bệnh dại thuộc loại virus RNA. Bộ gen mã hóa 5 protein của virus này được ký hiệu là N, P, M, G và L. Sự sắp xếp của các protein và bộ gen RNA quyết định cấu trúc của virus bệnh dại.

Nguồn lây bệnh dại cho người thường xuất hiện ở dơi, chồn, gấu trúc, gấu mèo, chồn hôi, cáo, chó, mèo, chuột, ngựa, dê, bò…

Theo Viện Pasteur TPHCM, ở Việt Nam, virus bệnh dại nhiễm bệnh nhiều nhất chính qua vết thương do chó cắn. Còn tại châu Mỹ, dơi là nguồn lây bệnh chủ yếu. Trong những năm gần đây, dơi cũng trở thành động vật lây bệnh dại cho người ở châu Úc và Tây Âu.

Ở Việt Nam, virus bệnh dại nhiễm bệnh nhiều nhất chính qua vết thương do chó cắn - Ảnh: Freepik.

II. Ai là người phát hiện ra bệnh dại?

Cách đây 3.000 năm, bệnh dại xuất hiện ở Ấn Độ. Ngày nay, phòng khám thú y Tuckahoe ở thành phố Richmond, bang Virginia, cho biết hơn 20.000 người Ấn Độ tử vong do chó dại cắn hằng năm.

Người phát hiện ra bệnh dại là bác sĩ nỗi tiếng người Pháp Louis Pasteur (1822-1895), rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam vì ai cũng biết đến Viện Pasteur mang tên ông.

Louis Pasteur cũng là người đầu tiên phát minh ra vắc xin bệnh dại. Vắc xin đầu tiên này của Pasteur được sử dụng ngày 6/7/1885, ra đời vào hoàn cảnh khi một em bé 9 tuổi bị chó cắn nhiều vết nghiêm trọng, đứa bé có biểu hiện sốt cao. Vì Pasteur là một người có nghiên cứu sâu về bệnh dại nên 1885, ông đã tìm ra được vắc xin phòng ngừa dại.

III. Bệnh dại lây qua con đường nào?

Virus dại lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, chẳng hạn như qua da hoặc niêm mạc bị vỡ ở mắt, mũi hoặc miệng với nước bọt hoặc mô não/hệ thần kinh từ động vật bị nhiễm bệnh dại.

Người ta thường mắc bệnh dại từ vết cắn từ động vật bị nhiễm virus dại. Ngoài vết cắn, nạn nhân còn có thể bị động vật mang bệnh dại cào hoặc tiếp xúc với vết thương hở của động vật bị dại đó, đặc biệt là nước bọt của chúng.

Con đường gây bệnh của virus dại sau khi thâm nhập cơ thể người diễn ra như sau: Trước hết, virus bệnh dại xâm nhập cơ thể người từ nước bọt của động vật bị bệnh dại. Kế đến, virus dại sẽ sinh sôi tại vết cắn. Ở giai đoạn thứ ba, virus dại di chuyển từ thần kinh ngoại vi của người bệnh lên thần kinh trung ương qua tủy sống. Cuối cùng virus dại sẽ làm tổn thương nghiêm trọng niêm mạc não.

IV. Các triệu chứng của bệnh dại

Đầu tiên người bị bệnh dại thường có triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như sốt, yếu cơ, ngứa ran.

Khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể trở nên điên cuồng và có hành vi bất thường, bao gồm mất ngủ, lo lắng thái quá, lú lẫn, kích động, ảo giác, chảy nước bọt, khó nuốt, và rất sợ nước.

Hiện tại, một khi đã phát tác, bệnh dại chưa có thuốc chữa.

V. Đối tượng bị nhiễm bệnh dại

Mọi người ai cũng có thể bị mắc bệnh dại, tuy nhiên những người dưới 15 tuổi thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh dại cao hơn. Ngoài ra, những người làm nghề giết mổ động vật, người sống ở những nơi hoang vu, hẻo lánh thường xuyên tiếp xúc với thú hoang cũng thuộc đối tượng dễ nhiễm virus bệnh dại.

Viện Pasteur TPHCM dẫn nguồn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hàng năm toàn thế giới có khoảng 59.000 người chết vì bệnh dại, và 95% các ca tử vong xảy ra ở châu Á và châu Phi. Còn theo Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế Việt Nam, hàng năm có khoảng 50 người Việt thiệt mạng vì bệnh dại. Tình trạng tử vong chắc chắn sẽ là 100%. Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

Theo Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương, cơ quan thường trực của Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, từ đầu năm 2020 đến ngày 27/9/2020, đã có 57 người tử vong vì bệnh dại tại 29 tỉnh thành của Việt Nam. Con số này cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 và đây là điều đáng lo ngại vì đã có các trường hợp bệnh dại xuất hiện ở những tỉnh trước đây không có ca bệnh nào.

VI. Biện pháp phòng ngừa bệnh dại

Sau đây là hai quy tắc phòng ngừa bệnh dại cơ bản nhất mỗi cá nhân cần ý thức và tuân thủ:

1. Khi phải đi vào những khu vực lạ hay khu vực có nguy cơ cao của bệnh dại lây lan, tuyệt đối không tiếp xúc với những động vật lạ.

2. Không được tiếp xúc động vật đã chết.

Nếu người thân có bị chó hay mèo cắn, hãy mau chóng làm theo các sơ cứu như sau:

1.  Rửa vết thương do chó hay mèo cắn dưới vòi nước chảy và xà phòng trong vài phút

2.  Khử trùng vết thương bằng chất khử trùng có cồn hoặc iốt và băng bó ngay vết thương.

3.  Đưa người đó đến cơ sở y tế gần nhất và báo cáo tình trạng nạn nhân bị chó mèo cắn cho bác sĩ nhằm có phương pháp tiêm vắc xin hợp lý nhất.

Đồng thời, nên tiến hành các biện pháp sau nhằm phòng ngừa bệnh dại:

1.  Cần đưa thú cưng đi chích ngừa định kỳ.

2.  Cấm hoặc hạn chế nhập khẩu động vật lạ từ một số quốc gia.

3.  Tiêm chủng rộng rãi cho nhiều người ở một số khu vực có nguy cơ cao.

4.  Tuyên truyền về bệnh dại và hướng dẫn trẻ cách phòng ngừa.

Cần đưa chó mèo đi chích ngừa định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y - Ảnh: Freepik.

Ngoài ra, hướng dẫn sau đây của Bệnh viện Quận 11 có thể giúp phòng ngừa chó mèo cắn, nguồn lây lan số một của bệnh dại:

1.  Nhà có trẻ em, tuyệt đối không nuôi chó.

2.  Nếu một gia đình có nuôi chó, hãy chọn chó giống chó hiền lành, hạn chế nuôi chó dữ, chó săn.

3.  Không được đến gần khi chó đang ăn, ngủ hay chó mẹ cho con bú.

4.  Không được chạy nhanh gần một con chó. Khi con chó nghĩ đang bị một người truy đuổi, nó sẽ tấn công người đó, dù là chủ hay người lạ.

5.  Khi một con chó đến gần chúng ta, nên bình tĩnh đứng yên, duỗi thẳng hai tay. Thông thường sau khi ngửi một lát, con chó sẽ bỏ đi.

6.  Mỗi năm, cần đưa chó mèo đi chích ngừa định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

7.  Khi dẫn chó ra đường, cần rọ mõm chó để tránh chó cắn người khác.

8.  Không được đùa giỡn hay trêu chọc chó mèo, tránh xa chúng nếu đó là chó lạ.

VII. Đến đâu để tiêm ngừa vắc xin dại?

TPHCM, chúng ta có thể đến Viện Pasteur TPHCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, Trung tâm tiêm chủng vắc xin VNVC (Hoàng Văn Thụ)…

Hà Nội, chúng ta có thể đi tiêm ngừa vắc xin dại tại: Phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội cơ sở 1, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế - Phòng tiêm chủng quốc tế, Phòng tiêm chủng vắc xin SAFPO.

Ở các tỉnh thành khác: Trung tâm Y tế Dự phòng của tỉnh.

VIII. Bảng tóm tắt điều trị dự phòng người bị súc vật cắn

Sau đây là bảng tóm tắt tình trạng vết cắn và cách điều trị trường hợp bị chó mèo cắn của Cục Y tế dự phòng tại Hà Nội.

 

Tình trạng vết cắn

Tình trạng súc vật
(kể cả súc vật đã được tiêm phòng)

Điều trị

Tại thời điểm cắn

Trong 15 ngày

Da lành

 

 

Không điều trị

Da bị xước ở gần thần kinh trung ương

Bình thường

 

Tiêm vắc xin

Có triệu chứng dại

 

Tiêm HTKD
và vắc xin dại

Da bị xước nhẹ xa thần kinh  trung ương

Bình thường

 

Theo dõi súc vật.

 

ốm, triệu chứng dại

Tiêm vắc xin ngay khi con vật có triệu chứng

Vết xước nhẹ, xa thần kinh trung ương

Không theo dõi được con vật

 

Tiêm vắc xin ngay.

Có triệu chứng dại

 

Tiêm HTKD và vắc xin

- Vết thương gần não
- Vết thương sâu, nhiều
- Vết thương vùng đầu chi,

-  Bình thường
- Không theo dõi được con vật

 

Tiêm HTKD và vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt

 

 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm gì khi bị chuột cắn?

Trọng Dy - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm