Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm khi đang mang thai?

Ngộ độc thực phẩm trong khi mang thai có thể rất nguy hiểm đối với cả mẹ bầu và em bé trong bụng. Trong trường hợp xấu nhất, ngộ độc thực phẩm có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Làm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm khi đang mang thai?

Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm, điều đó có nghĩa là bạn đã ăn phải thứ gì đó có chứa vi khuẩn, virus hoặc chất độc làm cơ thể xuất hiện các phản ứng tiêu cực. Ngộ độc thực phẩm thường được đặc trưng bởi dấu hiệu nôn mửa, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Ngộ độc thực phẩm là trải nghiệm không mấy vui vẻ với bất kỳ ai.

Ngộ độc thực phẩm khi mang thai có thể gây ra nhiều mối lo ngại hơn bởi ngoài việc cảm thấy không khỏe, bạn còn lo lắng cho sự an toàn của em bé sắp chào đời. An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng với phụ nữ mang thai. Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm trong khi mang thai, điều này có thể rất nguy hiểm. Trong trường hợp xấu nhất, ngộ độc thực phẩm có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai, cần báo ngay cho bác sỹ biết.

Nhưng điều không may là, phụ nữ mang thai lại là đối tượng dễ bị ngộ độc hơn bởi có những sự thay đổi về quá trình trao đổi chất và tuần hoàn.

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp nhất và cách mà bạn nên làm nếu chẳng may gặp phải ngộ độc thực phẩm khi mang thai.

Triệu chứng

Ngoài buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, các triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm khi mang thai bao gồm:

  • Đau đầu
  • Sốt
  • Khó chịu hoặc đau bất thường ử vùng bụng
  • Mất nước
  • Có máu trong phân

Tuy nhiên, cơ thể bạn có những thay đổi thường khi mang thai nên có thể sẽ rất khó để nhận ra triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa là bình thường hay là dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Hãy tìm kiếm các dấu hiệu xuất hiện đơn lẻ một cách đột ngột hoặc bạn cảm thấy bất thường so với trước đó. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ.

 
Nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm khi mang thai

Theo Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), bạn sẽ dễ mắc các bệnh do thực phẩm gây ra trong quá trình mang thai hơn bởi vì mang thai khiến hệ miễn dịch của bạn thay đổi. Mang thai làm hệ miễn dịch của bạn bị đàn áp rất lớn, do hormone luôn luôn thay đổi. Và, ưu tiên của cơ thể lúc này là hỗ trợ để phát triển một sự sống mới của em bé, chứ không phải chống lại bệnh tật.

Nuôi lớn bào thai là nhiệm vụ chính của cơ thể bạn lúc này, và đa số lượng năng lượng của bạn sẽ dành cho việc đó. Vì lý do này, phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng khi ăn uống và chế biến thức ăn. Ngoài ra, do hệ miễn dịch của em bé chưa phát triển, nên nếu bạn bị ngộ độc thực phẩm, sẽ rất nguy hiểm cho em bé.

Các loại ngộ độc thực phẩm

Dạng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn Listeria, E.coli và salmonella. Nếu không được điều trị, tất cả những vi khuẩn này có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn nghi ngờ mình bị ngộ độc thực phẩm, hãy báo ngay cho bác sỹ. Nếu bạn cảm thấy không khỏe sau khi ăn, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sỹ. Bác sỹ có thể sẽ tìm xem liệu có vụ ngộ độc thực phẩm nào bùng phát ở khu vực bạn sống hay không.

Biến chứng của ngộ độc thực phẩm khi mang thai

Vi khuẩn Listeria có thể gây ra các vấn đề lâu dài về phát triển thần kinh cho em bé sắp chào đời. E.coli có thể làm hẹp các mạch máu, hoặc suy thận, đặc trưng bởi tình trạng có máu trong phân. Salmonella cũng có thể gây ra viêm màng nào, viêm khớp phản ứng, và nhiễm khuẩn huyết. Trong những trường hợp rất nặng, ngộ độc thực phẩm có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu.

Vì tất cả những lý do đó, bạn nên đặc biệt thận trọng và chú ý đến những gì bạn ăn khi mang thai.

Làm gì nếu ngộ độc thực phẩm khi mang thai?

Mất nước là một trong những biến chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân là do tình trạng tiêu chảy và nôn mửa khi ngộ độc. Để thay thế lượng chất lỏng đã bị mất, việc uống bổ sung nước là vô cùng quan trọng. Nếu bạn bị nôn mửa, hãy bắt đầu bằng việc uống từng ngụm nhỏ nước cho đến khi nước được hấp thụ, sau đó tăng dần lượng nước uống vào.

Luôn nhớ rằng, cơ thể bạn có thành phần chính là nước. Nước chính là thành phần làm sạch, gột rửa và giải độc cho cơ thể. Thường xuyên uống nước sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn sau khi bị bệnh.

Uống nước cũng là cách tiết kiệm và hiệu quả để giúp cơ thể chữa lành. Lý tưởng nhất, bạn nên uống nước sạch, tinh khiết sau đi đã lọc qua máy lọc nước hoặc các loại nước uống đóng chai.

Hãy báo cho bác sỹ biết nếu bạn bị mất nước. Mất nước nghiêm trọng trong khi mang thai có thể cần phải nhập viện và/hoặc truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Dự phòng ngộ độc thực phẩm khi mang thai

An toàn thực phẩm là rất quan trọng khi mang thai. Để tránh bị ngộ độc, hãy tuân theo các chỉ dẫn của bác sỹ trong quá trình chế biến thực phẩm, và tránh ăn những loại thực phẩm không an toàn cho phụ nữ mang thai. Có rất nhiều điều cần phải lưu ý để làm giảm tối đa nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai:

  • Nấu chín các loại thịt sống. Một số loại vi khuẩn gây hại không thể tồn tại ở nhiệt độ cao
  • Bảo quản tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín. Bảo quản các loại thực phẩm dễ bị hư hỏng một cách an toàn. Bảo quản lạnh để giữ được tối đa sự tươi mới của thực phẩm
  • Chú ý đến hạn sử dụng của thực phẩm
  • Rã đông thực phẩm thay vì để thực phẩm tự rã đông ở nhiệt độ phòng
  • Tránh ăn các loại thịt đóng gói
  • Không ăn các loại sữa chưa được tiệt trùng
  • Rửa sạch trái cây và rau trước khi ăn.

Các loại thực phẩm nên tránh ăn khi mang thai bao gồm:

  • Thịt, thịt gia cầm, hải sản, trứng sống hoặc nấu chưa chín.
  • Nước trái cây và rau chưa được tiệt trùng
  • Pho mát 
  • Các loại thịt đóng gói

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thức ăn nên tránh khi mang thai

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm