Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đo nhiệt độ cơ thể để mang thai

Bạn đang muốn sinh con và bác sỹ yêu cầu hãy ghi lại nhiệt độ cơ thể bạn? Bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao muốn mang thai lại phải ghi lại nhiệt độ cơ thể và phải làm việc đó như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này.

Đo nhiệt độ cơ thể để mang thai

Đo nhiệt độ cơ thể ( Basal Body Temperature -BBT) là gì?

Trong phương pháp này, bạn sẽ ghi lại nhiệt độ thấp nhất của cơ thể trong vòng 24 tiếng. Thông thường, đây là nhiệt độ cơ thể khi bạn đang ngủ hoặc nghỉ ngơi. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần đo và ghi lại nhiệt độ cơ thể ngay sau khi bạn thức dậy, trước khi bạn thực hiện bất cứ hoạt động thể lực nào. Trên thực tế, nhiệt độ bạn đo vào thời điểm này vẫn có thể sẽ cao hơn một chút so với nhiệt độ cơ thể thực sự.

Nếu bạn muốn đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, bạn nên sử dụng một loại cặp nhiệt độ đặc biệt, chuyên dùng để đo nhiệt độ cơ bản của cơ thể. Đây là loại cặp nhiệt độ có độ nhạy cảm cao hơn và có thể ghi lại được những thay đổi nhỏ nhất của nhiệt độ cơ thể bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần đo nhiệt độ cơ thể ngay sau khi bạn thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày.

Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ cơ thể bạn sẽ dao động trong khoảng từ 36,2 độ C cho đến 36,5 độ C trước khi bạn bước vào thời điểm rụng trứng. Khi bắt đầu rụng trứng, cơ thể bạn sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi về hormone. Chính những thay đổi này sẽ dẫn đến tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể. Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể này sẽ kéo dài cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo của bạn thực sự bắt đầu.

Đôi khi, chính bạn có thể nhận thấy nhiệt độ cơ thể mình tăng lên một chút. Nếu tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể của bạn duy trì ổn định và kéo dài trong khoảng 3 ngày, thì điều đó có nghĩa là bạn đang bắt đầu rụng trứng.

Có một số trường hợp, nhiệt độ cơ thể sẽ không phản ánh đúng tình trạng rụng trứng của bạn. Nếu bạn đang bị ốm, hoặc nếu bạn quên không đo nhiệt độ cơ thể ngay sau khi thức dậy, thì con số bạn đọc được có thể sẽ không chính xác. Những yếu tố dưới đây cũng có thể gây ra sự thay đổi nhiệt độ cơ thể:

  • Bị ốm hoặc sốt
  • Bạn lo âu và căng thẳng
  • Bạn làm việc theo ca
  • Ngủ không đúng giờ hoặc ngủ quá nhiều
  • Uống rượu bia
  • Du lịch đến một khu vực ở múi giờ khác
  • Các vấn đề về phụ khoa
  • Dùng thuốc

Ngoài ra, một số phụ nữ cũng sẽ rụng trứng mà không bị tăng nhiệt độ cơ thể.

Sử dụng bảng ghi chép nhiệt độ cơ thể để theo dõi chu kỳ rụng trứng 

Bảng ghi chép nhiệt độ cơ thể có thể cho biết khi nào bạn sẽ bắt đầu rụng trứng. Tuy nhiên, bảng ghi chép này phải được điền đầy đủ trong nhiều tháng. Trong tháng đầu tiên, sự thay đổi nhiệt độ cơ thể có thể sẽ không giúp ích nhiều cho bạn. Nhưng khi bạn đã ghi lại nhiệt độ cơ thể đều đặn hàng tháng, bạn sẽ bắt đầu quan sát được sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể theo chu kỳ và sẽ dự đoán trước được khi nào bạn sẽ bắt đầu rụng trứng. 

Ngày mà nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao nhất sẽ là ngày bạn dễ thụ thai nhất. Những ngày trước ngày này cũng là những ngày có khả năng thụ thai cao.

Các mẹo ghi lại nhiệt độ cơ thể

Để có được một bảng ghi chép nhiệt độ cơ thể chính xác và hữu ích nhất, hãy thực hiện các bước ghi lại nhiệt độ cơ thể dưới đây:

Ghi lại nhiệt độ cơ thể ngay sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng: đảm bảo rằng bạn làm việc này ngay trên giường, trước khi bạn ngồi dậy hoặc nói chuyện với ai đó. Điều này để đảm bảo rằng, nhiệt độ bạn đo được thực sự là nhiệt độ cơ thể của bạn trước khi bạn thực hiện bất cứ hoạt động nào dù là nhỏ nhất.

Để một chiếc cặp nhiệt độ trong trạng thái "sẵn sàng" ngay ở bàn cạnh đầu giường: việc nhỏ xíu này lại khá quan trọng vì bạn sẽ không phải đi tìm cặp nhiệt độ sau khi thức dậy. Nếu bạn dùng cặp nhiệt độ thủy tinh, hãy nhớ vẩy cặp nhiệt độ vào buổi tối hôm trước, trước khi đi ngủ để bạn không phải làm việc này vào buổi sáng hôm sau. 

Đặt đồng hồ báo thức để bạn có thể thức dậy vào cùng một khung giờ mỗi ngày để đo nhiệt độ cơ thể. Việc này sẽ giúp bạn ghi lại nhiệt độ cơ thể của mình chính xác hơn. Không nên ghi lại nhiệt độ của cơ thể vào những khoảng thời gian khác nhau hoặc cách nhau quá 30 phút. Ví dụ, nếu bạn đo nhiệt độ cơ thể vào lúc 6h sáng hôm nay, thì sáng hôm sau bạn có thể đo nhiệt độ cơ thể trong khoảng từ 5h30 đến 6h30, bạn sẽ có được kết quả chính xác hơn.

Lưu ý rằng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhẹ một chút sau mỗi tiếng. Do vậy, nếu bạn đo nhiệt độ cơ thể sớm, nhiệt độ có thể sẽ thấp hơn so với việc bạn đo nhiệt độ cơ thể muộn.

Bạn nên dành ít nhất 5 tiếng để ngủ trước khi đo nhiệt độ cơ thể. Điều này giúp kết quả chính xác hơn.

Hãy sử dụng cùng một phương pháp và đo tại cùng một vị trí trong suốt quá trình theo dõi nhiệt độ cơ thể: Bạn có thể đo nhiệt độ cơ thể theo 3 cách: qua đường miệng, đường hậu môn hoặc đường âm đạo. Cho dù bạn chọn phương pháp nào, NÊN tiếp tục thực hiện phương pháp đó trong những ngày tiếp theo. Ví dụ, nếu bạn đo nhiệt độ cơ thể qua đường hậu môn hoặc âm đạo, bạn cần đảm bảo rằng, bạn đưa cặp nhiệt độ vào đủ sâu và độ sâu này cần được duy trì giống nhau giữa các lần đo. Nếu bạn đo nhiệt độ qua miệng, bạn cần đảm bảo rằng bạn đặt cặp nhiệt độ vào đúng vị trí trong miệng trong các lần đo khác nhau.

Ghi lại nhiệt độ cơ thể vào bảng sau mỗi lần đo mỗi ngày: đừng chỉ nhìn và ghi nhớ nhiệt độ bạn vừa đo được, bởi vì sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể qua mỗi ngày là rất nhỏ. Ghi lại trên bảng nhiệt độ ngay sau khi đo, vẽ thành 1 biểu đồ qua mỗi ngày và theo từng tháng là cách tốt nhất để bạn nhìn thấy sự thay đổi tinh tế này, giúp bạn phán đoán chính xác ngày rụng trứng.

Sau một vài tháng ghi lại nhiệt độ cơ thể, bạn có thể sử dụng kết quả này để trao đổi với bác sỹ để tìm ra khoảng thời gian thụ thai phù hợp cho mình.

Đây là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng đòi hỏi sự kiên trì. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ thực hiện thật tuyệt!

Thông tin thêm trong bài viết: Thời gian rụng trứng kéo dài bao lâu hàng tháng?

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm