Khi bạn đang cố gắng để mang thai, việc quan tâm hơn đến chu kỳ kinh nguyệt của bản thân là điều bình thường và cần thiết. Và một nguyên tắc cơ bản là nếu muốn mang thai thì trước hết bạn cần phải rụng trứng trước đã.
Các chị em phụ nữ thường cho rằng chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn vẫn đang rụng trứng bình thường. Tuy nhiên thực tế lại không hoàn toàn như vậy.
Thông thường mỗi tháng cơ thể người phụ nữ sẽ giải phóng một nang trứng. Tuy nhiên một yếu tố nào đó có thể khiến trứng không thể rụng trong chu kỳ. Khi điều đó xảy ra, bạn thường sẽ cho rằng việc ra máu này là dấu hiệu bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải là chu kỳ kinh bình thường.
Nếu bạn đang cố gắng để mang thai, việc hiểu rõ nguyên nhân của hiện tượng không rụng trứng để được điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Chu kỳ không rụng trứng là gì?
Cấu trúc của một nang noãn trước rụng trứng bao gồm: Tế bào vỏ ngoài, tế bào vỏ trong, hệ thống lưới mao mạch, màng đáy, các lớp tế bào hạt, khoang chứa dịch nang, noãn không phát triển, các tế bào hạt bao quanh noãn.
Chu kỳ không rụng trứng là một chu kỳ kinh tại buồng trứng không có nang noãn chín nên không diễn ra hiện tượng phóng noãn (rụng trứng) như các chu kỳ kinh nguyệt khác. Trong một chu kỳ bình thường, sự sản xuất của progesterone được kích thích bởi sự giải phóng của một nang trứng. Progesterone là hormon giúp duy trì chu kỳ kinh đều đặn. Tuy nhiên trong chu kỳ không rụng trứng, sự thiếu hụt của hormon progesterone có thể gây xuất huyết nặng. Và người phụ nữ dễ nhầm hiện tượng này là chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng xuất huyết này cũng có thể là do sự bồi đắp trong nội mạc tử cung hoặc do suy giảm nồng độ estrogen.
Ở phụ nữ bình thường thỉnh thoảng cũng có chu kỳ không rụng trứng nhưng thường gặp hơn ở các em gái vị thành niên, ở các phụ nữ sắp mãn kinh hoặc những người mới có kinh trở lại sau sẩy thai hoặc đẻ.
Tại sao lại xảy ra chu kỳ không rụng trứng?
Chu kỳ kinh không có hiện tượng rụng trứng thường có xu hướng xảy ra ở hai nhóm đối tượng có độ tuổi khác nhau:
Đối với cả hai nhóm đối tượng trên, cơ thể họ có rất nhiều thay đổi. Sự dao động đột ngột của nồng độ hormon có thể kích thích chu kỳ không rụng trứng. Những nguyên nhân khác bao gồm:
Nếu bạn có chu kỳ kinh dao động trong khoảng 24-35 ngày thì nhiều khả năng bạn có rụng trứng bình thường. Thật không may là tại Mỹ, 12% phụ nữ gặp phải vấn đề về việc mang thai và không rụng trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới vô sinh.
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán chu kỳ không rụng trứng có thể khá đơn giản khi người phụ nữ không có kinh nguyệt, hoặc là kinh nguyệt rất thất thường. Tuy nhiên không phải mọi phụ nữ đều giống nhau.
Một số yếu tố bác sỹ có thể kiểm tra bao gồm:
Bác sỹ có thể tiến hành siêu âm để quan sát tử cung và buồng trứng.
Điều trị
Kết quả từ những xét nghiệm nêu trên có thể giúp bác sỹ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
Nếu những bất thường trong chu kỳ kinh là do những tác động từ bên ngoài như dinh dưỡng, lối sống, liệu pháp điều trị hiệu quả sẽ bao gồm điều chỉnh thói quen ăn uống và hoạt động thể dục ở mức độ vừa phải. Thay đổi trọng lượng cơ thể theo chỉ định của bác sỹ cũng có thể mang lại hiệu quả trong việc kích thích quá trình rụng trứng trở lại.
Đôi khi sự mất cân bằng bên trong cơ thể lại là nguyên nhân gây ra chu kỳ không rụng trứng. Trong trường hợp đó, bác sỹ có thể kê một số loại thuốc điều trị như thuốc kích thích làm chín nang trứng, thuốc tăng nồng độ estrogen và giúp giải phóng trứng.
Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp phát hiện một biến chứng nghiêm trọng như khối u.
Bước tiếp theo
Nếu bạn gặp phải chu kỳ không rụng trứng trong các tháng liên tiếp nhau – nhận biết bởi sự bất thường và kém đều đặn trong chu kỳ kinh nguyệt – bác sỹ có thể khuyên nên thay đổi thói quen sinh hoạt một cách từ từ. Ăn uống đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao và kiểm soát stress có thể là những biện pháp vô cùng hiệu quả và nên được duy trì trong ít nhất một vài tháng.
Nếu những thay đổi này không mang lại sự thay đổi đáng kể nào hoặc bạn không chắc chắn về nó thì tốt hơn hết là nên trao đổi với bác sỹ. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả cho bạn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.
Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.
Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.