Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không?

Phá thai bằng thuốc là biện pháp dùng thuốc để tống thai ra ngoài. So với can thiệp ngoại khoa, biện pháp này ít gây đau đớn hơn?

Phá thai bằng thuốc có nguy hiểm không?

Tôi bị chậm kinh 10 ngày, đi khám thì thai đã nằm trong tử cung. Tôi rất sợ nạo hút thai nên muốn được phá thai bằng thuốc. Xin hỏi quý báo, tôi cần lưu ý gì khi thực hiện biện pháp này? Biện pháp này có nguy hiểm không?

Nguyễn Thị Hải (Lào Cai)

Phá thai bằng thuốc là biện pháp dùng thuốc để tống thai ra ngoài. So với can thiệp ngoại khoa, biện pháp này ít gây đau đớn hơn, ít bị biến chứng nhưng chỉ được thực hiện ở các trường hợp thai dưới 7 tuần tuổi, thai đã nằm trong tử cung. Khi muốn áp dụng biện pháp này, điều đầu tiên chị cần lưu ý là phải thực hiện tại bệnh viện tỉnh hoặc Trung ương, nếu thực hiện ở phòng khám thì ở đó phải có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu về tim mạch và có điều kiện vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị về thời gian và số lần uống thuốc.

Ảnh minh họa
Thông thường, khi phá thai bằng thuốc, thai phụ sẽ được uống thuốc làm bong thai khỏi niêm mạc tử cung và thuốc tống thai ra ngoài. Khi uống thuốc tống thai ra ngoài, chị cần lưu lại cơ sở y tế 3 giờ để theo dõi mạch, huyết áp và có thể có các biểu hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy trong quá trình sẩy thai này. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể bị đau bụng liên tục sau giai đoạn ra máu ban đầu, ra máu âm đạo quá nhiều (căn cứ vào lượng máu thấm đầy băng vệ sinh mỗi giờ trong 2 giờ liền), sốt 38oC trở lên, kéo dài hơn một ngày sau khi uống thuốc hay không ra máu trong vòng 24 giờ thì cần quay lại cơ sở y tế để được kiểm tra cụ thể. Hơn nữa, để phương pháp đạt kết quả tốt thì trong giai đoạn này, thai phụ không nên uống một số loại thuốc có thể làm giảm hiệu lực của thuốc phá thai như phenitoin, phenobarbital, carbamazepine, các thuốc chống viêm không steroid... Trong thời gian này, thai phụ không cần kiêng khem bất kỳ loại thức ăn nào và tắm rửa bình thường. Sau 2 tuần thực hiện phá thai bằng thuốc, thai phụ cần tái khám để kiểm tra hiệu quả vì nếu siêu âm thấy thai phát triển và tim thai vẫn đập thì bắt buộc phải phá thai bằng phương pháp khác, không được giữ thai. Trong thời gian sau này, thai phụ cần tránh hoạt động quá sức hay quan hệ tình dục trong vòng 1-2 tuần đầu sau dùng thuốc. Không thụt rửa âm đạo vì dễ gây tăng nguy cơ nhiễm trùng. Nếu sau 6 tuần dùng thuốc mà chưa có kinh trở lại hay ra máu kéo dài, sốt, dịch âm đạo hôi... thì cần đến bác sĩ để thăm khám lại.
BS. Nguyễn Văn Đức - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

  • 17/06/2025

    Có phải tất cả các dạng Vitamin K2 đều giống nhau?

    Trong số các vitamin thiết yếu đối với cơ thể, Vitamin K2 đang ngày càng được chú ý nhờ vai trò nổi trội đối với sức khỏe xương và tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn còn băn khoăn rằng: liệu tất cả các dạng Vitamin K2 có thực sự giống nhau và mang lại hiệu quả như nhau? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam làm rõ những điểm khác biệt giữa các dạng Vitamin K2 trong bài viết dưới đây.

Xem thêm