Nên làm gì nếu bạn có thai ngoài kế hoạch?
Nếu bạn chậm kinh khoảng 1 tuần, bạn có thể mua que thử thai ở hiệu thuốc và thử để biết mình "2 vạch" hay không. Nhưng cách tốt nhất là đến bác sĩ sản khoa khám và làm các xét nghiệm về mang thai để được chẩn đoán chính xác và có được những lời khuyên sớm nhất.
Nếu bạn không thể tiếp tục mang thai và sinh em bé, hãy xin ý kiến bác sỹ và quyết định càng sớm càng tốt, bởi vì khi thai ít tuần tuổi, thì cơ hội để bạn có thể phá thai nội khoa càng cao, và điều này dường như giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.
Bạn cần lưu ý một điều, để đảm bảo an toàn cho chính bạn, chỉ đến các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám được cấp phép chính thức để phá thai.
Bác sỹ sẽ giúp bạn điều gì?
Tại cơ sở y tế, bạn sẽ được giải thích, tư vấn về các phương pháp phá thai phù hợp với tuổi thai và tình trạng sức khỏe của bạn, cũng như các biến chứng hay dấu hiệu cần theo dõi trước và sau khi phá thai.
Phá thai bằng thuốc
Phương pháp này chỉ được thực hiện khi bạn có thai 7 tuần tuổi trở xuống (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng).
Phá thai bằng thuốc là phương pháp sử dụng thuốc để chấm dứt thai nghén một cách an toàn và tin cậy, có hiệu quả tới 96-99% và phải được thực hiện bởi các cán bộ y tế đã được đào tạo và có đủ kỹ năng thực hiện phương pháp phá thai này.
Bạn sẽ được khám phụ khoa, tình trạng sức khỏe tổng thể, được giải thích về quá trình phá thai và việc sử dụng các biện pháp tránh thai sau đó. Hiện tại, ở Việt Nam, thuốc Mifepristone (Mifestad®200) được dùng để phá thai và bạn phải uống tại chỗ dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Thuốc này sẽ làm thai ngừng phát triển. Có thể bạn sẽ cảm thấy vẫn bình thường sau khi uống viên thuốc này nhưng cũng có thể thấy ra máu âm đạo. Bạn sẽ về nhà sau khi uống viên thuốc này.
Phá thai bằng phương pháp nong và gắp: dùng cả thuốc và dụng cụ để chấm dứt thai nghén, được thực hiện đối với thai từ 13 - 18 tuần (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng). Phương pháp này chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện, bởi các cán bộ y tế đã được đào tạo và đủ kỹ năng thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ gặp tai biến trong quá trình phá thai cao hơn khi phá thai ba tháng đầu.
Bạn sẽ được ngậm viên thuốc vào bên trong má để làm mềm cổ tử cung và đợi vài giờ để thuốc có tác dụng. Bạn có thể thấy ra máu và đau bụng sau khi ngậm thuốc. Sau 4 tiếng, bạn sẽ được đưa vào phòng thủ thuật và được dùng thuốc giảm đau. Nhân viên y tế sẽ nong cổ tử cung, dùng dụng cụ để hút và gắp thai ra. Thông thường, quá trình phá thai sẽ hoàn tất trong khoảng 10 -15 phút. Sau đó, bạn sẽ được đưa về nghỉ tại phòng sau thủ thuật.
Nạo thai bằng thìa hiện nay không được khuyến cáo sử dụng vì nhiều nguy cơ, trong đó nguy hiểm nhất là chảy máu và thủng tử cung.
Sau khi phá thai
Các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về những gì sẽ diễn ra sau khi phá thai. Những triệu chứng thường gặp mà hầu hết phụ nữ đều trải qua bao gồm:
Ngay sau khi phẫu thuật, bạn sẽ đưa đến phòng hồi tỉnh để được các y tá chăm sóc và theo dõi. Bạn sẽ nằm ở đây một thời gian trước khi bình phục và về nhà. Bên cạnh bất kì những hướng dẫn đặc biệt từ bác sĩ, y tá sẽ giải thích những thông tin giúp bạn bình phục. Bạn sẽ về nhà và làm theo hướng dẫn bao gồm cả việc liên hệ với bác sĩ nếu có vấn đề nào xuất hiện.
Dưới 1% những phụ nữ nạo phá thai bị biến chứng nghiêm trọng về sau. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây sau khi phá thai:
Chảy máu mức độ nặng: cả phá thai nội khoa và ngoại khoa đều thường gây ra máu khác với chu kì kinh nguyệt thông thường. Chảy máu mức độ nặng có nghĩa là:
Những dấu hiệu của nhiễm trùng toàn thân, ví dụ như đau đầu, đau cơ, chóng mặt và cảm giác khó chịu toàn thân. Nhiễm trùng nặng có thể không kèm theo sốt.
Đau nhiều ở bụng mà không đáp ứng với thuốc giảm đau, nghỉ ngơi hoặc chườm ấm
Sốt trên 38 độ C kéo dài hơn 4 giờ
Nôn kéo dài hơn 4-6 giờ
Bụng đột ngột to lên và nhịp tim nhanh
Khí hư nhiều và có mùi khó chịu hoặc đau, sưng hoặc tấy đỏ bộ phận sinh dục
Hãy đi khám bác sĩ sớm nhất có thể, nếu bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây sau khi phá thai:
Khả năng có thai trong tương lai
Phá thai nội khoa và hút thai chân không ít có ảnh hưởng đến khả năng có thai của bạn trong tương lai. Bạn có thể mang thai trở lại trong vòng một vài tuần ngay sau khi phá thai. Vì vậy, sau khi phá thai, bạn nên:
Phá thai ngoại khoa giai đoạn 3 tháng giữa có thể gây nhiều biến chứng cho bạn cũng như khả năng có thai trở lại. Vì vậy hãy lưu ý quyết định sớm nếu cần phải phá thai và chỉ đến các cơ sở y tế an toàn để thực hiện phá thai ngoại khoa.
Điều bạn cần luôn luôn lưu ý là hãy áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn để tránh có thai ngoài ý muốn. Bởi vì càng phá thai nhiều càng tăng nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe của bạn.
Theo một nghiên cứu mới, mọi người đang cố gắng tìm hiểu để tìm cách liên lạc lại với các bạn cũ.
Ngoại hình có lẽ là điều cuối cùng bạn nghĩ đến trong vài năm qua khi nói đến các triệu chứng liên quan đến COVID-19.
Các cơ quan y tế khuyến cáo việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho em bé, nhưng nó cũng tốt cho các bậc cha mẹ. Một nghiên cứu mới cho thấy việc cho con bú có liên quan đến việc giảm khả năng mắc bệnh tim và đột quỵ. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra mối liên quan giữa việc cho con bú và giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, bệnh tiểu đường type 2 và một số loại ung thư.
Kiểm tra lại 10 mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng về việc bỏ qua một số những vật dụng nhỏ trong chuyến du lịch đáng nhớ của mình nữa.
Thực tế không phải bất kỳ lứa tuổi nào cũng sẽ hấp thụ tốt vitamin D.
Một số lỗi sai đơn giản trong việc thực hiện các tư thế tập thể giục có thể sẽ gây hại không nhỏ cho sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia khuyên mọi người cần cảnh giác trước những hiện tượng lạ trên cơ thể.
Rau, củ, quả là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không chỉ giàu chất xơ mà còn giàu chất chống oxy hóa, carotene, tốt cho sức khỏe tim mạch. Dưới đây là 5 loại rau, trái tốt nhất dành cho trái tim của bạn.