1. Có đường trong nước tiểu:
Có thể là bình thường nếu thử nước tiểu ngay sau khi ăn hay uống chất ngọt. Tuy nhiên khi đó, nên làm tiếp xét nghiệm tìm lượng đường trong máu, nếu cùng lúc đường trong máu quá cao, có thể là bệnh lý tiểu đường. Nếu có thêm thể ceton trong máu, khả năng cao về tiểu đường – thậm chí là tiểu đường nghiêm trọng.
2. Có đạm trong nước tiểu:
Có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiền sản giật hay còn gọi là chứng nhiễm độc thai nghén. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiền sản giật xuất hiện ở giai đoạn thứ hai trong thời kỳ thai nghén.
Chứng huyết áp cao là dấu hiệu sẽ xuất hiện sau đó. Những phụ nữ mắc bệnh tiền sản giật thường cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Chính vì vậy việc làm xét nghiệm nước tiểu và đo huyết áp thường xuyên là vô cùng quan trọng. Có đạm trong nước tiểu còn có thể là có bệnh lý về thận.
3. Có máu trong nước tiểu:
4. Vi khuẩn:
Là dấu hiệu của nhiễm trùng tiểu, sẽ được nghi ngờ khi có nhiều bạch cầu trong nước tiểu, kèm theo pH tăng cao, đặc biệt khi có nitrite trong nước tiểu (là sản phẩm do nhiễm trùng gây ra). Khi đó, thai phụ thường sẽ được làm thêm xét nghiệm cấy nước tiểu tìm vi trùng, xét nghiệm này phức tạp hơn, cần thời hạn 2-3 ngày để có kết quả.
5. Cách làm các xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm rất dễ làm, có kết quả ngay sau vài phút, thường sử dụng loại xét nghiệm định tính, nghĩa là xem xét có các chất trong nước tiểu với kết quả có hay không có, hoặc có ở mức độ ít - nhiều mà không đòi hỏi chính xác về số lượng. Thường mục tiêu tập trung là xem trong nước tiểu có đường, đạm, vi khuẩn hay không.
Trước kia thường dùng loại que thử, 2 hay 3 thông số (chỉ trả lời 2 hay 3 chất): gồm tìm xem có đạm, đường để khảo sát tình trạng tiểu đường lúc mang thai hay khi có bệnh lý cao huyết áp kèm thêm tiểu đạm – là bệnh lý tiền sản giật thường gặp trên bà bầu (hay thêm vào pH của nước tiểu – pH sẽ tăng trong các trường hợp có nhiễm trùng).
Về sau, các loại que xét nghiệm được thiết kế để trả lời nhiều thông số hơn, như bạch cầu, máu, thể ceton, nitrite ... các kết quả sau này cho phép xác định sơ bộ tình trạng nhiễm trùng tiểu (bạch cầu, nitrite), mức độ trầm trọng của vàng da hay bệnh tiểu đường, một số dấu hiệu cho biết khả năng của bệnh lý thận .
Que thử nước tiểu loại 2-3 thông số thường rất dễ sử dụng. Trên một đầu của que, có gắn sẵn các mẩu giấy thử sẽ thay đổi màu khi tiếp xúc với các chất cần tìm (que 2 thông số sẽ có 2 mẩu giấy thử, mỗi mẩu cho một chất cần tìm; tương tự 3 thông số có 3 mẩu giấy thử, que 10 thông số có 10 mẩu giấy thử).
Chỉ cần nhúng que thử vào nước tiểu, rồi so màu của que với bảng màu tiêu chuẩn (có in kèm trên vỏ hộp sản phẩm) là có kết quả ngay. Các thai phụ, nếu có hướng dẫn, hoàn toàn có thể tự thử nước tiểu tại nhà để theo dõi sức khoẻ lúc mang thai.
Các loại que thử nhiều thông số hơn thì đòi hỏi cần một máy đọc kết quả sau khi nhúng que vào nước tiểu. Thật ra, nguyên tắc làm việc của máy cũng chỉ là so màu của que với bảng màu tiêu chuẩn; tuy nhiên với máy thì sự thay đổi màu sắc sẽ được nhận rõ chi tiết, có thể xếp vào nhiều mức độ, do đó, kết quả trả lời cũng cho phép chính xác đến có thể qui về số lượng.
6. Cách lấy mẫu nuớc tiểu làm xét nghiệm
- Mẫu nước tiểu ngay sau khi thức dậy
Vào ngày hẹn xét nghiệm của bạn sẽ phải lấy một chút nước tiểu đầu tiên của bạn ngay sau khi thức dậy.
- Mẫu nước tiểu trong thời gian 24 giờ đồng hồ
Thu thập toàn bộ mẫu nước tiểu của bạn trong một khoảng thời gian 24 giờ đồng hồ:
Bước 1: Sau khi ngủ dậy, đi tiểu hết vào trong bồn vệ sinh mà không lấy mẫu xét nghiệm. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu vào một giờ cố định trong buổi sáng.
Bước 2: Thu thập toàn bộ lượng nước tiểu mà bạn đi ra trong thời gian còn lại của ngày hôm đó và buổi tối. Đổ hết lọ nước tiểu lấy mẫu xét nghiệm mỗi khi đi tiểu vào trong một lọ to hơn do y viện cung cấp.
Bước 3: Đúng 24 giờ sau Bước 1, thu thập mẫu nước tiểu cuối cùng của bạn và đổ thêm vào lọ.
- Lấy mẫu ở giữa dòng nước tiểu (MSU)
Rửa sạch vùng sinh dục bằng nước.
Lấy nước tiểu giữa dòng nghĩa là sau khi đi tiểu bớt một ít sẽ lấy phần nước tiểu tiếp đó để làm xét nghiệm. Mục đích bỏ đi phần nước tiểu đầu là nhằm giảm khả năng dây bẩn nước tiểu từ vùng sinh dục ngoài, vùng hậu môn, vốn rất gần với lỗ tiểu.
Tay lấy nước tiểu nên rửa sạch cũng nhằm tránh việc dây bẩn. Nếu có điều kiện rửa sạch vùng kín trước khi đi tiểu thì càng tốt. Nếu nhớ được chi tiết của bữa ăn (khoảng cách bữa ăn tới lúc lấy nước tiểu, có ăn hay uống quá ngọt ... ) trước khi lấy nước tiểu sẽ càng tốt cho việc diễn giải chính xác kết quả xét nghiệm.
Tóm lại, xét nghiệm nước tiểu thường làm trong khi mang thai là xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền, cho kết quả nhanh, mang lại lợi ích cho việc theo dõi sức khoẻ của bà mẹ và bé do vậy các mẹ cần tuân thủ việc xét nghiệm định kỳ.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh