Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tất cả những gì bạn cần biết về thuốc phá thai

Dưới đây là những gì bạn cần biết về thuốc phá thai, và tại sao việc tiếp cận thuốc này bị ảnh hưởng bởi các đạo luật ở một số quốc gia.

1. Có hai loại thuốc khác nhau và không loại nào được sử dụng để phá thai giai đoạn muộn

Trước khi dùng thuốc phá thai, bạn sẽ được bác sỹ thăm khám và tư vấn về các vấn đề:

  • Khám sức khỏe toàn thân, khám phụ khoa, khám thai
  • Xét nghiệm cận lâm sàng và siêu âm
  • Hỏi về tiền sử bệnh của bạn
  • Tư vấn về các phương pháp phá thai có thể sử dụng với bạn
  • Đọc và kí bản đồng ý, cam kết phá thai

Bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách sử dụng thuốc cùng các thông tin càn chú ý khi dùng thuốc.

Đây là cách thuốc phá thai hoạt động:

  • Đầu tiên, thuốc thứ nhất - mifepristone được sử dụng, để chống lại progesterone trong cơ thể  (progesterone giúp nuôi dưỡng môi trường cho phép bào thai lớn lên và phát triển). Bạn sẽ phải uống thuốc này tại cơ sở y tế, dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
  • Sau đó, trong vòng 24 đến 48 tiếng tiếp theo, thuốc thứ hai, misoprostol, được dùng để gây ra cơn co bóp tử cung làm đẩy thai ra ngoài và do đó, ngừng thai nghén.

Chảy máu và chuột rút xảy ra ngay sau đó tương tự khi trải qua cơn sảy thai tự phát. Cuối cùng, lần khám tiếp theo với bác sĩ qua siêu âm, xét nghiệm máu hay nước tiểu sẽ xác định thuốc có hiệu quả hay không. 

Theo Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ - FDA, phá thai bằng thuốc chỉ được thực hiện trước tuần thứ 10 thai kì. Phẫu thuật phá thai có thể thực hiện đến tuần 14 tính từ kì kinh nguyệt cuối.

Ở Việt Nam, hiện nay phá thai bằng thuốc chỉ được thực hiện khi bạn có thai 7 tuần tuổi trở xuống (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng). Đây là phương phá an toàn và tin cậy, có hiệu quả tới 96-99% và phải được thực hiện bởi các cán bộ y tế đã được đào tạo và tại các cơ sở y tế được phép thực hiện kỹ thuật này.

2. Thuốc phá thai khác với thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp được dùng sau khi quan hệ tình dục không an toàn để hoãn rụng trứng và tránh thai. Do vậy, nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai sau khi đã thụ thai, thuốc sẽ không có tác dụng.

Trong khi đó, thuốc phá thai để dừng thai nghén (nghĩa là khi bạn đã có thai) trong vòng tối đa là 7 tuần đầu của thai kỳ theo cơ chế tương tự sảy thai. Ỏ Mỹ, hơn 28 triệu phụ nữ đã sử dụng phác đồ thuốc phá thai gồm 02 loại thuốc và có tính an toàn cao. 

3. Tác dụng phụ

Đối với phần lớn mọi người, phá thai bằng thuốc giống sảy thai. Chảy máu và chuột rút là điều bình thường, ngoài ra còn có:

  • Chóng mặt
  • Chuột rút mạnh
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Đau mạnh hoặc cơn đau do co bóp dữ dội, tạm thời 
  • Sốt nhẹ hoặc ớn lạnh tạm thời
  • Có thể dùng Acetaminophen(Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) để giảm đau khi cần thiết. Tuy nhiên,  không nên dùng aspirin vì có thể gây tăng chảy máu.

Bạn có thể cảm thấy an tâm hơn khi người thân yêu bên cạnh khi phá thai

Khi dùng misoprostol có một số ít trường hợp ra sữa. Nếu bạn đang cho con bú, misoprostol có thể khiến trẻ sơ sinh tiêu chảy. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn đang cho con bú để tìm ra phương án phù hợp.

4. Tỉ lệ biến chứng rất thấp

Mặc dù hiếm nhưng các nguy cơ có thể xảy ra bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng với một trong số các loại thuốc
  • Phá thai không hoàn toàn — một phần thai còn trong tử cung
  • Thất bại trong việc dừng thai nghén
  • Nhiễm khuẩn
  • Máu đông trong tử cung
  • Ra máu nhiều, nặng

Những biến chứng nếu được phát hiện kịp thời có thể được chữa trị bằng thuốc hoặc các phương pháp khác hiệu quả. Do vậy, cần theo dõi, chăm sóc và phát hiện các dấu hiệu sau phá thai để báo với bác sỹ càng sớm càng tốt. 

Chỉ có khoảng hơn 2 % phụ nữ dùng thuốc phá thai xảy ra biến chứng – ít hơn tỉ lệ biến chứng khi sinh. Tại Việt Nam, phương pháp này vẫn được giám sát chặt chẽ, chỉ được phép thực hiện tại các cơ sở y tế được cấp phép và có nhân viên y tế đã được đào tạo. 

5. Kinh nguyệt và quan hệ tình dục

Sau phá thai, bạn sẽ bắt đầu chu kì kinh nguyệt mới. Thông thường, chu kì kinh nguyệt bình thường của bạn sẽ trở lại sau 4 đến 8 tuần.

Sau khi phá thai, bạn nên kiêng quan hệ tình dục khoảng 2 tuần, đồng thời, cũng không nên đưa bất cứ vật gì vào âm đạo (chẳng hạn tampon) trong khoảng thời gian này. Việc làm này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng và cũng là một bước chăm sóc rất quan trọng sau nạo phá thai.

Bạn có thể có thai rất sớm sau khi phá thai. Vì vậy, tránh thai rất quan trọng và là điều quan tâm phổ biến của phụ nữ sau phá thai. Nói chuyện với bác sĩ để tìm ra phương pháp tránh thai tốt nhất để dự phòng mang thai ngoài ý muốn.

Nếu bạn cảm thấy đau nhói một cách bất ngờ trong khi quan hệ sau phá thai, hãy hỏi bác sỹ để được khám hay tư vấn kịp thời. Và, hãy đừng quên lịch hẹn đến khám sau khi phá thai, bạn nhé.

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Tổng hợp từ Tudu.vn; Plannedparenthood; Womenshealthmag
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm