Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tiêm vắc xin phòng cúm khi mang thai

Vắc xin phòng cúm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh cúm, thậm chí khi đang mang thai

Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị rằng phụ nữ mang thai nên được tiêm vắc xin cúm trong thai kì.

Một mũi vắc xin không chỉ giúp ngừa bệnh cúm mà còn có thể bảo vệ trẻ sơ sinh bị mắc cúm. Các nghiên cứu cho thấy vắc xin cúm bảo vệ trẻ em đến 6 tháng nếu mẹ đã tiêm vắc xin khi mang thai. Đó là vì kháng thể của mẹ (một phần quan trọng trong hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật) vẫn còn trong hệ miễn dịch của trẻ sau khi trẻ được sinh ra.

Mặc dù bạn đang khỏe mạnh, vẫn nên cần vắc xin cúm. Khi bạn đang mang thai, sự thay đổi diễn ra bình thường ở hệ miễn dịch khiến bạn nhiều khả năng ốm nặng khi mắc cúm. Bạn sẽ có nhiều nguy cơ phải vào viện hơn khi mắc cúm trong khi mang thai. Bị cúm nặng khi đang mang thai cũng không tốt cho sự phát triển của trẻ vì làm tăng nguy cơ đẻ non.

Nếu bạn không tiêm phòng cúm khi mang thai, bạn có thể tiêm sau, trong khi đang cho con bú. Mũi tiêm phòng cúm an toàn với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, vắc xin cúm dạng xịt mũi không được khuyến nghị với phụ nữ đang mang thai.                                                                           

Phương pháp cải thiện sức khỏe

Tốt nhất là mỗi năm tiêm phòng cúm một lần trước hoặc giữa tháng Mười. Điều này sẽ đảm bảo cho sức khỏe bạn trước mùa cúm cao điểm.

Khi bạn được tiêm vắc xin cúm, vắc xin sẽ kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại nhiễm virus. Kháng thể là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể được sử dụng để giúp chống lại và diệt vi khuẩn và vi rút có hại. Cần vài tuần sau khi tiêm vắc xin để cơ thể phát triển các kháng thể cần thiết. Đó là lý do vì sao tiêm phòng cúm vào tháng Mười hoặc càng sớm càng tốt vào mùa thu.  

Viện bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP) khuyến nghị trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng cúm. Điều quan trọng là bất kì ai tiếp xúc gần với trẻ mới sinh nên được tiêm vắc xin phòng cúm. Thành viên khác trong gia đình hoặc người chăm sóc nên được tiêm phòng cúm để ngăn ngừa khả năng lây cúm cho trẻ.

Những điều cần cân nhắc

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm phòng cúm nếu bạn:

  • Bị dị ứng trứng
  • Có hội chứng Guillain-Barre
  • Từng phản ứng với tiêm cúm
  • Bị sốt

Bị ốm do cúm không phải là tác dụng phụ của thuốc tiêm phòng cúm. Bạn không thể mắc bệnh cúm chỉ do tiêm phòng cúm. Tuy nhiên, sẽ có những tác dụng phụ khác thỉnh thoảng xảy ra sau khi được tiêm phòng. Thường xảy ra nhất là đau, sưng đỏ xung quanh vùng tiêm. Những tác dụng phụ khác ít xảy ra là:

  • Đau cơ toàn thân
  • Đau đầu
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn

Nên nhớ rằng các tác dụng phụ thường nhẹ. Nếu các tác dụng phụ có vẻ nặng, nên liên lạc với bác sĩ.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Nếu bạn có các triệu chứng cúm và đang mang thai, nên gặp bác sĩ. Các triệu chứng cúm bao gồm:

  • Ốm
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Đau toàn thân
  • Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên
  • Ngạt mũi
  • Ho/đau họng

Bác sĩ nhiều khả năng sẽ kê thuốc chống virus. Thuốc này không thể chữa cúm nhưng có thể giúp rút ngắn chu kì của virus và khiến bệnh không nặng thêm.

Câu hỏi nên được đặt ra cho bác sĩ

  • Tại sao tôi nên tiêm phòng cúm?
  • Có an toàn không nếu tiêm phòng cúm khi mang thai?
  • Có an toàn không nếu tiêm phòng cúm khi cho con bú?
  • Tiêm phòng cúm có gây sảy thai không?
  • Tôi sẽ bị tác dụng phụ nếu tiêm phòng cúm hay không?
  • Tôi nên tiêm phòng cúm ở đâu?
  • Tôi nên làm gì nếu tôi bị cúm khi mang thai?
  • Tôi có cần tiêm cúm năm nay hay không nếu năm trước tôi được tiêm khi có thai nhưng bây giờ tôi đang cho con bú?

Thông tin này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan và không áp dụng cho tất cả mọi người. Hãy nói chuyện với bác sĩ để xem những thông tin này có phù hợp với bạn không cũng như biết thêm nhiều thông tin về lĩnh vực này.

Bình luận
Tin mới
Xem thêm