Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những cách giảm phù sau khi sinh

Sau khi sinh, bạn có rất nhiều niềm vui mới, nhưng cũng có vô vàn thắc mắc. Một trong số rất nhiều câu hỏi phổ biến đó là: tại sao chân và tay bạn vẫn bị phù sau khi sinh? Tại sao bạn vẫn phải thường xuyên đi vệ sinh? Sau sinh chính là giai đoạn mà cơ thể bạn lại trải qua rất nhiều thay đổi, một lần nữa. Và rất nhiều thay đổi trong số này lại là những sự thay đổi không mong muốn.

Phù sau sinh là gì?

Phù là một hiện tượng phổ biến trong suốt thời kỳ mang thai. Các ngón tay, chân, mắt cá chân và bàn chân sẽ bị sưng phù và gây ra cảm giác khó chịu cho bạn khi đang mang thai. Hiện tượng này có thể kéo dài khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn sau khi sinh.

Bạn sẽ sản xuất ra thêm khoảng 50% lượng máu khi đang mang thai để có thể nuôi dưỡng và bảo vệ cả bạn và em bé. Thêm vào đó, giảm tập trung protein và giãn mạch máu sẽ dẫn đến giảm tập trung hemoglobin và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tích tụ dịch trong cơ thể.

Trong quá trình sinh, không phải tất cả lượng máu mà bạn sản xuất thêm đó sẽ thoát ra ngoài. Sự kết hợp giữa máu thừa, thay đổi hormone và tích tụ dịch sẽ khiến bàn tay, chân và mắt cá chân của bạn vẫn bị phù sau khi mang sinh. Phù tại bàn chân, bàn tay và mắt cá chân là rất phổ biến, nhưng có thể, bạn sẽ bị phù cả vở vị trí vết mổ đẻ. Tất cả tình trạng này có thể gây căng tức và đau đớn, khiến bạn cảm thấy khó chịu và bất tiện.

Nguyên nhân gây phù sau khi sinh?

Với đa số phụ nữ, hiện tượng phù sau khi sinh sẽ dẫn đến đau và khó chịu, gây ra những ảnh hưởng nhất định lên việc chăm sóc trẻ sau khi sinh. Và kể cả khi bạn không bị phù khi đang mang thai, thì bạn vẫn có thể có nguy cơ bị phù sau khi sinh.

Hormone

Nguyên nhân phổ biến nhất gây phù sau sinh là do hormone. Cơ thể bạn sản xuất ra một lượng hormone progesterone rất lớn trong khi mang thai. Lượng hormone thừa này sẽ gây tích nước và tích muối (natri) trong cơ thể, do đó dẫn đến phù sau sinh.

Tử cung giãn rộng

Khi tử cung phải giãn rộng ra để chứa em bé, áp lực sẽ tác động lên các tĩnh mạch ở chân, làm hạn chế lưu lương máu chảy tới phần dưới cơ thể. Vì có thể sẽ tích rất nhiều dịch trong suốt quá trình mang thai, nên sẽ mất một khoảng thời gian sau sinh thì lượng dịch này mới trở về trạng thái ban đầu được.

Quá trình sinh con

Áp lực tự nhiên tạo ra trong suốt quá trình mang thai đã tạo ra hiện tượng phù khi mang thai. Cùng với đó, áp lực tạo ra trong quá trình sinh nở sẽ đẩy càng nhiều máu và dịch đi tới các chi hơn. Do vậy, sẽ dẫn đến phù tại bàn tay, bàn chân, ngón tay và cả ở mặt sau khi sinh.

Truyền tĩnh mạch

Truyền tĩnh mạch cũng là một trong số những nguyên nhân chính gây phù sau sinh. Đa số phụ nữ phải mổ đẻ sẽ phải truyền thuốc và thuốc mê thông qua việc truyền tĩnh mạch, một số phụ nữ sinh thường sẽ phải nhận thuốc (ví dụ như Pitocin) qua đường tĩnh mạch. Những lượng dịch và thuốc truyền vào này có xu hướng sẽ tích tụ lại trong cơ thể và sẽ mất vài ngày mới tiêu đi được.

Hiện tượng phù sau khi sinh có tự biến mất được không?

Điều đầu tiên bạn cần nhớ đó là không cần phải quá lo lắng, bởi phù sau khi sinh là một hiện tượng hết sức bình thường. Các vị trí thường bị phù bao gồm bàn tay, bàn chân, cẳng chân, mặt, thắt lưng – và phù tại vị trí này sẽ giảm đi trong vòng 1 tuần. Trong khoảng thời gian này, thận cũng sẽ phải cố gắng làm việc hết sức để loại bỏ được lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể. Điều đó có nghĩa là, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn trước. Ngoài ra, dịch cũng sẽ được bay hơi ra ngoài qua đường mồ hôi.

Nếu hiện tượng phù không tự biến mất, bạn có thể thực hiện một vài mẹo nhỏ để giúp làm giảm tình trạng phù sau sinh.

Làm thế nào để giảm phù sau sinh?

Có rất nhiều giải pháp có thể giúp bạn làm giảm, hoặc thậm chí là loại bỏ hoàn toàn tình trạng phù sau sinh:

Dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là rất cần thiết cho phụ nữ sau khi sinh. Khi ăn uống đầy đủ và đúng cách, bạn có thể loại bỏ được lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể và cung cấp được nguồn năng lượng tốt hơn cho em bé, thông qua sữa mẹ. Hãy ăn các loại thực thẩm giàu protein, trái cây tươi, rau xanh và carbohydrate hỗn hợp. Bạn cũng nên ăn các loại thực phẩm giàu kali bởi chúng sẽ giúp làm giảm tình trạng phù. Hãy tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn bởi chúng có thể chứa natri và gây phù.

Uống nhiều nước hơn

Nghe hơi vô lý, nhưng uống nhiều nước sẽ là cách gửi tín hiệu đến cơ thể để cơ thể có thể loại bỏ được lượng nước thừa đang bị tích lại. Uống nhiều nước có thể sẽ giúp bạn giảm phù đáng kể. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng, bạn uống nhiều nước và không nhịn đi tiểu, hãy đi toilet khi cần!

Nâng cao tay và chân

Khi nghỉ ngơi, hãy nâng cao tay và chân của bạn ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày. Bạn nên để tay và chân ở vị trí cao hơn vị trí của tim trong khi nằm để máu có thể chảy ngược về tim dễ dàng hơn, và do đó có thể giảm phù tại các chi.

Luyện tập vừa phải

Thực hiện các bài luyện tập và các hoạt động với cường độ vừa phải có thể giúp cải thiện lưu thông máu và loại bỏ lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể thông qua việc toát mồ hôi. Chăm sóc cho thiên thần nhỏ của bạn cũng là một loại bài tập khiến trái tim bạn hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng một điều quan trọng đó là bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu bất kỳ dạng luyện tập nào.

Mát xa

Mát xa bàn chân và cẳng chân là một cách rất tuyệt vời để làm giảm phù sau sinh, nếu bạn không cảm thấy đau. Đây là cách rất tốt để giúp cải thiện lưu lượng tuần hoàn và loại bỏ được lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể. Hãy hỏi xem chồng bạn có thể giúp bạn mát xa chân một cách nhẹ nhàng, bắt đầu từ bàn chân và mát xa dần lên trên. Bạn có thể sử dụng thêm một số loại tinh dầu trong khi mát xa, tuy nhiên, lại không nên sử dụng các loại dinh dầu thơm.

Tư thế đúng

Tránh vắt chéo chân hoặc đứng trong một thời gian dài. Khi nằm, hãy nâng chân cao tương đương hông và cao hơn tim để cải thiện tuần hoàn và giảm phù.

Ngâm chân

Ngâm chân trong hỗn hợp tinh dầu và nước. Để cải thiện lưu lượng máu và dự phòng tình trạng giãn tĩnh mạch, hãy sử dụng tinh dầu của cây bách. Tinh dầu hoa oải hương (lavender) và tinh dầu hoa cúc cũng có thể giúp bạn giảm nhẹ cảm giác khó chịu.

Trà thảo mộc

Trà hoa bồ công anh là một lựa chọn tốt bởi loại trà này sẽ ngăn chặn tình trạng tích nước. Bạn không nên sử dụng trà thảo mộc nếu bạn gặp phải các vấn đề về bàng quang.

Đắp lá bắp cải

Đắp lá bắp cải lên vùng bị phù cũng có thể giúp bạn làm giảm cảm giác khó chịu vì lá bắp cải sẽ giúp bạn rút nước thừa ra ngoài. Làm sạch lá bắp cải (không được dùng nước để rửa), cho vào tủ lạnh và sau đó phủ lá lạnh lên vùng da bị phù. Khi lá ướt, hãy thay lá khác và thực hiện lại quá trình này nhiều lần trong ngày cho đến khi cảm giác khó chịu giảm đi.

Làm mát cơ thể

Giữ cơ thể mát nhất có thẻ bởi sức nóng có thể làm tình trạng phù nặng lên. Và khi bạn vừa sinh con, thì hãy cố gắng ở trong nhà và đảm bảo rằng, phòng ngủ của bạn thông khí tốt. Không nên mặc quần áo quá bó sát hoặc sử dụng các loại phụ kiện làm cản trở lưu thông máu. Nếu bác sỹ cho phép, bạn có thể tắm bồn để giúp giảm phù.

Giảm phù tại vết mổ sau khi sinh?

Đôi khi, vết mổ sau khi sinh có thể sẽ bị phù, gây đau đớn. Phù tại chân là tương đối phổ biến trong những ngày đầu sau khi mổ đẻ, và việc này sẽ khiến việc chăm sóc con của bạn trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, bạn có thể bị bầm tím và sưng phù tại tầng sinh môn khi bạn bị rách âm đạo hoặc phải cắt tầng sinh môn trong khi sinh.

Chườm lạnh là giải pháp tốt nhất cho tình trạng phfu ở chân, tại vết mổ và tại tầng sinh môn. Không nên thoa bất cứ loại kem dưỡng da, dưỡng ẩm nào có chứa vitamin E lên những vùng có vết thương hở, trừ khi vết thương đã lành hoàn toàn.

Khi nào cần lo lắng về hiện tượng phù sau khi sinh?

Phù sau khi sinh không phải là một dấu hiệu nghiêm trọng và thường sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng phù sẽ không biến mất sau vài tuần. Trong một số trường hợp, phù còn có thể đi kèm với các triệu chứng như đau, khó thở, tim đập nhanh, phù toàn cơ thể, tiểu ít… Hãy hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu này vì đôi khi, đây là dấu hiệu cho thấy có những biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Những biến chứng sau đây có thể xảy ra sau khi sinh và có một trong số các dấu hiệu là phù:

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Momjunction
Bình luận
Tin mới
Xem thêm