Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu chung về ung thư và nguyên nhân

Cùng trang bị những kiến thức chung về ung thư và nguyên nhân để có hành động phòng tránh phù hợp.

Ung thư là gì?

Trong những định nghĩa đơn giản nhất, ung thư là tế bào trưởng thành và nhân đôi một cách không thể kiểm soát, xâm chiếm các mô khác. Các tế bào có thể trở thành ung thư do các khuyết tật hoặc đột biến DNA hợp lại. Một số khuyết tật di truyền cụ thể (ví dụ, đột biến  BRCA1và BRCA2) và nhiễm khuẩn có thể tăng nguy cơ ung thư. Các yếu tố môi trường (Ví dụ, ô nhiễm không khí) và lối sống không lành mạnh – chẳng hạn hút thuốc và lạm dụng rượu bia – cũng có thể phá hủy DNA và dẫn đến ung thư.

Phần lớn trường hợp các tế bào có khả năng phát hiện và sửa chữa DNA bị tổn hại. Nếu  bị tàn phá nặng nề và không thể tự sửa chữa, tế bàothường trải qua quá trình được gọi là chết tế bào theo lập trình. Ung thư xảy ra khi tế bào bị phá hủy tiếp tục phát triển, phân chia và tăng nhanh bất thường thay vì tự hủy hoại.

Khối u ác tính và khối u lành tính

Khối u là một khối tế bào bất thường. Khối u có thể chia làm u lành tính (không ung thư) và u ác tính (ung thư).

U lành tính

Khối u lành tính phát triển cục bộ và không phát tán. Do đó, khối u lành tính không được coi là ung thư. Tuy nhiên, khối u lành tính vẫn có thể sẽ gây nguy hiểm nếu khối u chèn ép lên các cơ quan quan trọng khác, ví dụ như các khối u não có thể gây chèn ép não gây các triệu chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm.

U ác tính

U ác tính có khả năng lan và xâm chiếm các mô khác. Quá trình này được gọi là di căn, là đặc điểm chính của ung thư. Có nhiều loại u ác tính khác nhau dựa vào điểm xuất phát của ung thư.

Ung thư di căn

Là quá trình khi tế bào ung thư có thể tách khỏi khối u ác tính và đi vào cơ thể, xâm nhập các mô khác.  Ung thư di căn đến nơi khác qua mạch bạch huyết và mạch máu. Tế bào ung thư từ khối u ban đầu có thể di chuyển đến các nơi khác như phổi, xương, gan, não và các vùng khác. Những khối u di căn là “ung thư thứ phát” vì chúng phát sinh từ khối u ban đầu.                                                         

Ung thư di căn

Ung thư di căn sẽ vẫn sử dụng tên của ung thư. Ví dụ, ung thư bàng quang di căn đến gan sẽ không gọi là ung thư gan. Nó gọi là ung thư bàng quang di căn. Sự di căn có thể giúp biết được giai đoạn và điều trị của ung thư. Một số loại ung thư di căn có thể chữa được nhưng phần nhiều thì không.  

Nguyên nhân gây ung thư là gì?

Một số gen nhất định kiểm soát chu kì sống – tăng trưởng, thực hiện chức năng, phân chia và chết – của một tế bào. Khi những gen này bị phá hủy, sự cân bằng giữa tế bào bình thường và tế bào chết sẽ bị mất đi. Tế bào ung thư  gây ra do DNA bị phá hủy và tế bào tăng trưởng ngoài tầm kiểm soát. Sau đây là danh sách một số yếu tố phá hủy DNA và tăng nguy cơ ung thư đã biết:

Nguyên nhân ung thư: Đột biến

Đột biến gen có thể gây ung thư. Ví dụ, đột biến gen BRCA1 và BRCA2 (liên quan đến nguy cơ cao ung thư vú và buồng trứng) có thể ức chế khả năng của cơ thể trong việc bảo vệ và sửa chữa DNA. Sao chép trình tự gen đột biến có thể di truyền qua đời sau, dẫn đến nguy cơ ung thư do di truyền gen.  

Nguyên nhân ung thư: Môi trường

Ung thư có thể bị gây ra bởi tiếp xúc với môi trường. Ánh mặt trời có thể gây ung thư bằng tia cực tím . Ô nhiễm không khí chẳng hạn bụi than, bụi gỗ, bụi amiăng và asen

Nguyên nhân ung thư: Vi sinh vật

Một số loại vi sinh vật được biết là làm tăng nguy cơ ung thư. Chúng bao gồm vi khuẩn như là  H. pylori, mà có thể gây ra loét dạ dày và ung thư đường ruột. Nhiễm khuẩn khác (bao gồm Epstein-Barr, HPV, và viêm gan B và C) cũng có mối liên quan với ung thư.

Nguyên nhân ung thư: Lối sống

Lối sống có thể dẫn đến ung thư hay không. Khẩu phần không lành mạnh, lười vận động, béo phì, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá và phơi nhiễm với chất hóa học và chất độc đều có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư. 

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinenet
Bình luận
Tin mới
  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

Xem thêm