Sai lầm thứ nhất: Sảy thai là lỗi ở người mẹ
Hơn 70% ca sảy thai do sự bất thường về nhiễm sắc thể gây ra, tức là cả tinh trùng và trứng đã không tham gia vào quá trình thụ thai một cách thích hợp, và ngay từ đầu việc mang thai đã không được bắt đầu hợp lý.
Nguyên nhân gây sảy thai không phải do nâng vật nặng, quan hệ vợ chồng, ăn nhầm thức ăn, không uống vitamin, giơ tay quá cao, tập luyện hay căng thẳng. Đi khám bác sĩ sớm hay dùng thuốc cũng không thể ngăn chặn sảy thai.
Phụ nữ thường tìm kiếm nguyên nhân gây sảy thai, và thường hay day dứt, nghĩ ngợi về tất cả những gì đã làm, khiến bản thân họ thấy dày vò một cách vô căn cứ.
Tỉ lệ sảy thai nói chung là khoảng 15% đối với phụ nữ khỏe mạnh dưới 35 tuổi. Sảy thai trước 12 tuần không làm tăng nguy cơ sảy thai ở lần mang thai tiếp theo.
Trong những tuần tiếp theo của thai kỳ, nguy cơ sảy thai càng giảm. Tỉ lệ sảy thai giảm xuống dưới 5% khi thai nhi đã có tim thai và khi thai nhi từ 12 tuần tuổi trở lên.
Nếu sảy thai 2 lần liên tiếp hay đã sảy thai ít nhất 3 lần thì nên đến bệnh viện để khám. Nhưng đa số phụ nữ đã bị sảy thai nhiều lần vẫn có thể sinh con khỏe mạnh.
Sai lầm thứ ba: Chảy máu ở âm đạo là dấu hiệu của sảy thai
Khó có thể nói được vệt màu hồng trên giấy vệ sinh là dấu hiệu xấu hay bình thường. Tuy chảy máu âm đạo không phải là dấu hiệu tốt, nhưng không phải lúc nào đó cũng là dấu hiệu của sảy thai. Tình trạng chảy một ít máu ở âm đạo không kèm theo các cơn đau, đôi khi do cổ tử cung hoặc phần mềm ở âm đạo gây ra, không phải do tử cung. Có tới 12% phụ nữ có chảy máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh con khỏe mạnh. Nếu có chảy máu âm đạo, đừng vội cho rằng mình đã xảy thai mà hoảng hốt, lo lắng. Hãy gọi cho bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.
Phụ nữ nên biết rằng họ không hề cô đơn khi sảy thai. Sảy thai không có nghĩa là bản thân họ có vấn đề hay nhất định sẽ sảy thai tiếp trong lần mang thai tới. Nếu bị sảy thai, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để mang thai khỏe mạnh trong lần sau. Đặc biệt không nên quá tin vào những nhầm tưởng và thông tin sai lệch.
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.
Nhiều người cho rằng ăn trứng gà sống hoặc chần qua nước dùng hay cháo sẽ bổ hơn trứng gà nấu chín. Vậy suy nghĩ này có đúng không?
Nếu con bạn phải vào Khoa chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU), bạn sẽ thấy rất nhiều thiết bị công nghệ cao ở trong khoa này. Một số thiết bị trông có vẻ đáng sợ, tuy nhiên, tất cả đều có mục đích giúp các bác sĩ theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Một trong những thiết bị quan trọng nhất trong NICU là lồng ấp trẻ sơ sinh. Đây là giường được thiết kế đặc biệt giúp điều chỉnh nhiệt độ và cung cấp môi trường lý tưởng cho trẻ sơ sinh để bé phát triển.
Tuổi tác không chỉ là con số, mà còn phụ thuộc vào cách bạn sống và chăm sóc bản thân. Nhiều người đang vô tình mắc phải những thói quen có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến họ có vẻ bề ngoài già hơn so với tuổi thật.
Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?
Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?
Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.