Hiện tại, có 2 loại nạo phá thai: dùng thuốc và thủ thuật. Nếu mang thai dưới 10 tuần, người phụ nữ có thể được chỉ định dùng thuốc để phá thai. Tuy nhiên, nếu mang thai trên 10 tuần, thì nên sử dụng các thủ thuật để lấy thai ra.
Và cho dù bạn nạo phá thai bằng thủ thuật hay dùng thuốc, thì việc chăm sóc bản thân sau nạo phá thai đều rất quan trọng. Nạo phá thai được tiến hành tại cơ sở y tế được cấp phép và bởi bác sỹ có chứng chỉ được coi là tương đối an toàn và có ít biến chứng. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ vẫn gặp phải một số biến chứng sau nạo phá thai, ví dụ như đau quặn bụng, ra máu âm đạo nhẹ, mệt mỏi.
Biến chứng sau nạo phá thai
Các biến chứng thông thường sau khi nạo phá thai bao gồm:
Mặc dù phá thai bằng thuốc và bằng thủ thuật được coi là khá an toàn, nhưng đôi khi việc phá thai vẫn để lại hậu quả là những biến chứng nghiêm trọng.
Ra máu sau khi nạo phá thai
Rất nhiều phụ nữ bị ra máu âm đạo sau khi nạo phá thai. Một vài ngày đến vài tuần sau khi nạo phá thai, sẽ có hiện tượng ra máu âm đạo từ nhẹ đến nặng. Việc xuất hiện cục máu đông nhỏ cùng với ra máu âm đạo cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu kích thước cục máu đông lớn và thời gian ra cục máu đông trên 2 giờ là điều bất thường.
Thường xuyên ra máu âm đạo nặng được định nghĩa là việc phải thay nhiều hơn 2 băng vệ sinh trong 1 giờ, hoặc là tình trạng ra máu nặng kéo dài đến 12 giờ hoặc lâu hơn. Đây có thể là dấu hiệu của biến chứng sau nạo phá thai. Điều này đặc biệt đúng nếu máu có màu hồng tươi (không phải màu đỏ sẫm) và xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu sau nạo phá thai, đi kèm với cơn đau nặng, kéo dài.
Nhiễm trùng sau nạo phá thai
Một trong số những biến chứng phổ biến nhất là nhiễm trùng. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể là do thai chưa ra hết, hoặc do nhiễm khuẩn với vi khuẩn ở âm đạo (do chăm sóc vệ sinh sau nạo phá thai không đúng cách, do quan hệ tình dục sau nạo phá thai quá sớm...). Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách kiêng quan hệ, rửa vệ sinh đúng cách và dùng băng vệ sinh thay vì dùng tampon.
Triệu chứng nhiễm trùng bao gồm dịch âm đạo có mùi hôi, sốt, và đau vùng chậu nghiêm trọng. Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến hậu quả là viêm vùng chậu, do vậy, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng trên, bạn nên gọi cho bác sỹ càng sớm càng tốt.
Các biến chứng khác có thể xảy ra trong hoặc sau khi nạo thai bao gồm:
Một số triệu chứng có thể cảnh báo một tình trạng cấp cứu như:
Nếu có bất cứ triệu chứng nào nói trên, hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức.
Lưu ý khi chăm sóc sau nạo phá thai
Sau khi nạo phá thai, bác sỹ sẽ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc, như rửa vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh, dùng thuốc giảm đau trong trường hợp đau nhiều. Ngoài ra, để làm giảm các triệu chứng, biến chứng và giúp bạn thấy thoái mái hơn, bạn có thể thực hiện các cách đơn giản sau:
Quan hệ tình dục sau khi nạo phá thai
Sau khi nạo phá thai, cho dù bằng phương pháp nào, thì thông thường, bạn nên kiêng quan hệ tình dục khoảng 2 tuần, đồng thời, cũng không nên đưa bất cứ vật gì vào âm đạo trong khoảng thời gian này. Việc làm này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng và cũng là một bước chăm sóc rất quan trọng sau nạo phá thai.
Nếu bạn cảm thấy đau nhói một cách bất ngờ trong khi quan hệ sau nạo phá thai, hãy gọi điện cho bác sỹ. Nếu không phải trường hợp cấp cứu, bác sỹ sẽ hẹn bạn đến khám để theo dõi.
Tốt nhất là hãy sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp khi quan hệ tình dục sau khi nạo phá thai, để dự phòng mang thai ngoài ý muốn.
Sử dụng biện pháp tránh thai sau khi nạo thai
Sau khi nạo phá thai, bạn có thể có khả năng thụ thai trở lại gần như ngay lập tức. Do vậy, bạn phải sử dụng các biện pháp tránh thai ngay để tránh mang thai ngoài ý muốn (một lần nữa!)
Nếu bạn không muốn sử dụng các biện pháp tránh thai ngay lập tức sau khi phá thai, thì bạn nên kiêng quan hệ, hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai dự phòng như dùng bao cao su. Nếu bạn đặt vòng tránh thai, thì tác dụng tránh thai sẽ được phát huy gần như ngay lập tức, tuy nhiên, bạn vẫn phải đợi khoảng 2 tuần trước khi quan hệ tình dục trở lại để dự phòng nhiễm trùng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trước, trong và sau khi nạo phá thai: Khi nào cần gọi bác sĩ?
Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.
Nhiều người cho rằng ăn trứng gà sống hoặc chần qua nước dùng hay cháo sẽ bổ hơn trứng gà nấu chín. Vậy suy nghĩ này có đúng không?
Nếu con bạn phải vào Khoa chăm sóc tích cực sơ sinh (NICU), bạn sẽ thấy rất nhiều thiết bị công nghệ cao ở trong khoa này. Một số thiết bị trông có vẻ đáng sợ, tuy nhiên, tất cả đều có mục đích giúp các bác sĩ theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Một trong những thiết bị quan trọng nhất trong NICU là lồng ấp trẻ sơ sinh. Đây là giường được thiết kế đặc biệt giúp điều chỉnh nhiệt độ và cung cấp môi trường lý tưởng cho trẻ sơ sinh để bé phát triển.
Tuổi tác không chỉ là con số, mà còn phụ thuộc vào cách bạn sống và chăm sóc bản thân. Nhiều người đang vô tình mắc phải những thói quen có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến họ có vẻ bề ngoài già hơn so với tuổi thật.
Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?
Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?
Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.