Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc sau nạo phá thai

Ngày càng có nhiều phụ nữ phải tiến hành thủ thuật nạo phá thai để chấm dứt thai nghén. Việc chăm sóc đúng cách sau khi phá thai rất cần thiết vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và khả năng mang thai, sinh con sau này.

Chăm sóc sau nạo phá thai

Hiện tại, có 2 loại nạo phá thai: dùng thuốc và thủ thuật. Nếu mang thai dưới 10 tuần, người phụ nữ có thể được chỉ định dùng thuốc để phá thai. Tuy nhiên, nếu mang thai trên 10 tuần, thì nên sử dụng các thủ thuật để lấy thai ra.

Và cho dù bạn nạo phá thai bằng thủ thuật hay dùng thuốc, thì việc chăm sóc bản thân sau nạo phá thai đều rất quan trọng. Nạo phá thai được tiến hành tại cơ sở y tế được cấp phép và bởi bác sỹ có chứng chỉ được coi là tương đối an toàn và có ít biến chứng. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ vẫn gặp phải một số biến chứng sau nạo phá thai, ví dụ như đau quặn bụng, ra máu âm đạo nhẹ, mệt mỏi.

Biến chứng sau nạo phá thai

Các biến chứng thông thường sau khi nạo phá thai bao gồm:

  • Đau quặn bụng
  • Ra máu âm đạo nhẹ
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Sưng vú
  • Mệt mỏi

Mặc dù phá thai bằng thuốc và bằng thủ thuật được coi là khá an toàn, nhưng đôi khi việc phá thai vẫn để lại hậu quả là những biến chứng nghiêm trọng.

Ra máu sau khi nạo phá thai

Rất nhiều phụ nữ bị ra máu âm đạo sau khi nạo phá thai. Một vài ngày đến vài tuần sau khi nạo phá thai, sẽ có hiện tượng ra máu âm đạo từ nhẹ đến nặng. Việc xuất hiện cục máu đông nhỏ cùng với ra máu âm đạo cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu kích thước cục máu đông lớn và thời gian ra cục máu đông trên 2 giờ là điều bất thường.

Thường xuyên ra máu âm đạo nặng được định nghĩa là việc phải thay nhiều hơn 2 băng vệ sinh trong 1 giờ, hoặc là tình trạng ra máu nặng kéo dài đến 12 giờ hoặc lâu hơn. Đây có thể là dấu hiệu của biến chứng sau nạo phá thai. Điều này đặc biệt đúng nếu máu có màu hồng tươi (không phải màu đỏ sẫm) và xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu sau nạo phá thai, đi kèm với cơn đau nặng, kéo dài.

Nhiễm trùng sau nạo phá thai

Một trong số những biến chứng phổ biến nhất là nhiễm trùng. Nguyên nhân nhiễm trùng có thể là do thai chưa ra hết, hoặc do nhiễm khuẩn với vi khuẩn ở âm đạo (do chăm sóc vệ sinh sau nạo phá thai không đúng cách, do quan hệ tình dục sau nạo phá thai quá sớm...). Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách kiêng quan hệ, rửa vệ sinh đúng cách và dùng băng vệ sinh thay vì dùng tampon.

Triệu chứng nhiễm trùng bao gồm dịch âm đạo có mùi hôi, sốt, và đau vùng chậu nghiêm trọng. Nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn đến hậu quả là viêm vùng chậu, do vậy, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng trên, bạn nên gọi cho bác sỹ càng sớm càng tốt.

Các biến chứng khác có thể xảy ra trong hoặc sau khi nạo thai bao gồm:

  • Nạo thại không hoàn toàn: phôi thai vẫn còn sót một phần trong tử cung có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
  • Thủng tử cung: với các triệu chứng đau bụng nghiêm trọng, ra máu và sốt.
  • Sốc nhiễm khuẩn: với triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau bụng và tụt huyết áp

Một số triệu chứng có thể cảnh báo một tình trạng cấp cứu như:

  • Sốt
  • Ra máu âm đạo rất nhiều, máu có màu đỏ tươi
  • Dịch âm đạo có mùi hôi
  • Ớn lạnh
  • Đau bụng dữ dội

Nếu có bất cứ triệu chứng nào nói trên, hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức.

Lưu ý khi chăm sóc sau nạo phá thai

Sau khi nạo phá thai, bác sỹ sẽ hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc, như rửa vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh, dùng thuốc giảm đau trong trường hợp đau nhiều. Ngoài ra, để làm giảm các triệu chứng, biến chứng và giúp bạn thấy thoái mái hơn, bạn có thể thực hiện các cách đơn giản sau:

  • Chườm nóng để làm giảm tình trạng đau bụng. Sử dụng các loại thuốc như ibuprofen để làm giảm đau.
  • Uống đủ nước, đặc biệt là nếu bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy
  • Mát xa bụng tại vị trí bạn bị đau. Mặc áo lót bó sát ngực để giảm tình trạng tức ngực.
  • Có người thân hỗ trợ, vì một số phụ nữ sẽ trải qua tình trạng thay đổi cảm xúc do sự thay đổi hormone quá lớn. Nếu được, hãy lên kế hoạch nghỉ ngơi tại nhà trong vài ngày hoặc 1 tuần để có thể hồi phục và cảm thấy thoải mái hơn.

Quan hệ tình dục sau khi nạo phá thai

Sau khi nạo phá thai, cho dù bằng phương pháp nào, thì thông thường, bạn nên kiêng quan hệ tình dục khoảng 2 tuần, đồng thời, cũng không nên đưa bất cứ vật gì vào âm đạo trong khoảng thời gian này. Việc làm này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng và cũng là một bước chăm sóc rất quan trọng sau nạo phá thai.

Nếu bạn cảm thấy đau nhói một cách bất ngờ trong khi quan hệ sau nạo phá thai, hãy gọi điện cho bác sỹ. Nếu không phải trường hợp cấp cứu, bác sỹ sẽ hẹn bạn đến khám để theo dõi.

Tốt nhất là hãy sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp khi quan hệ tình dục sau khi nạo phá thai, để dự phòng mang thai ngoài ý muốn.

Sử dụng biện pháp tránh thai sau khi nạo thai

Sau khi nạo phá thai, bạn có thể có khả năng thụ thai trở lại gần như ngay lập tức. Do vậy, bạn phải sử dụng các biện pháp tránh thai ngay để tránh mang thai ngoài ý muốn (một lần nữa!)

Nếu bạn không muốn sử dụng các biện pháp tránh thai ngay lập tức sau khi phá thai, thì bạn nên kiêng quan hệ, hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai dự phòng như dùng bao cao su. Nếu bạn đặt vòng tránh thai, thì tác dụng tránh thai sẽ được phát huy gần như ngay lập tức, tuy nhiên, bạn vẫn phải đợi khoảng 2 tuần trước khi quan hệ tình dục trở lại để dự phòng nhiễm trùng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trước, trong và sau khi nạo phá thai: Khi nào cần gọi bác sĩ?

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm