Phẫu thuật cắt bỏ thận cần được tiến hành nếu:
Bác sỹ có thể tiến hành cắt bỏ thận thông qua việc phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi sẽ có vết mổ nhỏ hơn và thời gian hồi phục nhanh hơn. Hồi phục sau phẫu thuật cắt bỏ thận có thể sẽ mất vài tuần và có thể sẽ rất đau đớn. Cũng như bất cứ loại phẫu thuật nào khác, biến chứng như nhiễm trùng là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, triển vọng chung sau khi phẫu thuật thường rất tốt.
Nguyên nhân của việc phẫu thuật cắt bỏ thận là gì?
Loại bỏ một phần hoặc toàn bộ thận là một quy trình rất nguy hiểm, và bác sỹ sẽ coi đó là lựa chọn cuối cùng để bảo toàn sức khỏe cho người bệnh.
Tổn thương thận
Bạn có thể sẽ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thận nếu thận của bạn không còn hoạt động tốt được nữa. Lý do của việc phẫu thuật là do thận đã tổn thương hoặc có sẹo, có thể là do bị bệnh tật, chấn thương hoặc nhiễm trùng. Ung thư thận lại là một lý do khác khiến bạn phải phẫu thuật. Nếu khối u thận nhỏ và được phát hiện sớm, bạn sẽ chỉ cần phải cắt bỏ 1 phần thận.
Hiến tặng thận
Đôi khi, một người sẽ muốn hiến tặng thận khỏe mạnh của mình cho người cần một quả thận mới. Cấy ghép thận thường sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn khi thận được hiến tặng từ một người còn sống, mà không phải là người đã qua đời. Bạn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh chỉ với một bên thận hoạt động.
Các loại phẫu thuật cắt bỏ thận
Có rất nhiều loại phẫu thuật cắt bỏ thận khác nhau.
Phẫu thuật cắt thận thông thường
Phẫu thuật cắt bỏ thận thông thường là việc phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ quả thận. Bác sỹ phẫu thuật sẽ tạo ra vết mổ dài khoảng 30 cm ở một bên bụng của bạn. Sau đó, bác sỹ sẽ cắt bỏ các mạch máu nuôi thận và các kết nối từ thận đến bàng quang rồi cắt bỏ hoàn toàn một bên thận. Bác sỹ có thể sẽ phải loại bỏ một chiếc xương sườn để tiếp cận được đến thận của bạn.
Quá trình này chỉ loại bỏ một phần thận của bạn. Quá trình diễn ra cũng tương tự như quá trình phẫu thuật cắt bỏ thận thông thường. Tuy nhiên, bác sỹ phẫu thuật có thể sẽ tạo ra một vết mổ nhỏ hơn.
Kỹ thuật này có thể được sử dụng cả trong phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thận. Thay vì một vết mổ dài, bác sỹ sẽ tạo ra nhiều vết mổ nhỏ ở bụng của bạn. Sau đó bác sỹ sẽ đưa một camera và các dụng cụ mổ nhỏ vào thông qua các vết mổ. Việc này sẽ cho phép các bác sỹ có thể nhìn rõ hơn bên trong ổ bụng của bạn và có thể cắt bỏ được thận của bạn. Loại phẫu thuật này thường ít gây đau đớn hơn so với phẫu thuật mở. Thời gian bình phục vì vậy cũng nhanh hơn.
Những nguy cơ sẽ gặp phải khi phẫu thuật cắt bỏ thận
Có một số nguy cơ sẽ đi liền với bất kỳ cuộc phẫu thuật lớn nào, trong đó có phẫu thuật cắt bỏ thận. Biến chứng thường rất hiếm gặp, nhưng sẽ bao gồm:
Các nguy cơ khác đặc trưng cho việc phẫu thuật cắt bỏ thận bao gồm:
Bạn có thế sẽ gặp phải các vấn đề với phần thận còn lại trong cơ thể sau phẫu thuật. Nguyên nhân của việc này một phần là vì những người cần phải phẫu thuật thường là những người có nguy cơ cao mắc các bệnh khác về thận. Vấn đề này sẽ ít gặp hơn ở những người hiến tặng thận.
Chuẩn bị trước khi phẫu thuật cắt bỏ thận
Đảm bảo rằng bạn đã nói với bác sỹ nếu bạn đang mang thai. Bạn cũng nên cho bác sỹ biết về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả những thuốc không cần kê đơn. Bạn có thể sẽ cần ngưng dùng một số loại thuốc trước phẫu thuật, đặc biệt là các thuốc làm loãng máu.
Vài ngày trước phẫu thuật, bác sỹ có thể sẽ lấy máu của bạn để xét nghiệm. Việc này sẽ giúp xác định được nhóm máu của bạn, phòng trường hợp bạn cần phải truyền máu trong quá trình phẫu thuật.
Bạn cũng cần phải kiêng hoặc ngừng uống nước một khoảng thời gian ngắn trước phẫu thuật.
Triển vọng lâu dài
Hồi phục sau khi phẫu thuật sẽ cần 3 đến 6 tuần. Bạn có thể sẽ phải ở lại trong bệnh viện khoảng hơn 7 ngày. Bác sỹ sẽ trao đổi với bạn về việc thành công của cuộc phẫu thuật cũng như những việc bạn sẽ phải tuân theo sau khi phẫu thuật
Bác sỹ cũng có thể sẽ kiểm soát chức năng phần thận còn lại của bạn. Triển vọng thường rất tốt trong những trường hợp giữ được một bên thận.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những chú ý quan trọng về ghép thận
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.