Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến chứng có thể xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo có thể xảy ra biến chứng gì và có nguy hiểm hay không? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho bạn!

Biến chứng có thể xảy ra trong quá trình chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo, hay còn gọi là lọc máu là một trong số những cách điều trị tình trạng suy thận. Việc chạy thận sẽ làm thay một số công việc mà bình thường thận khỏe mạnh vẫn làm, ví dụ như: Loại bỏ các chất cặn bã, ví dụ như ure ra khỏi máu; duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể; loại bỏ lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể.

Chạy thận là phương pháp điều trị cần thiết cho các trường hợp suy thận cấp và mạn, ngộ độc cấp và một số nguyên nhân khác khi có chỉ định.

Trong quá trình chạy thận có xảy ra tai biến hay không?

Những biến chứng thường gặp nhất theo thứ tự tần suất là tụt huyết áp (20-30%), chuột rút (5-20%), buồn nôn và nôn (5-15%), nhức đầu (5%), đau ngực (2-5%), ngứa (5%) và sốt ớn lạnh (<1%).

  • Tụt huyết áp là một tai biến thường gặp khi chạy thận, đặc biệt là khi bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Tụt huyết áp có thể đi kèm với khó thở, đau bụng, co rút cơ, buồn nôn, nôn mửa
  • Chuột rút: Nguyên nhân gây chuột rút trong quá trình chạy thận hiện vẫn chưa rõ. Trong nhiều trường hợp, tình trạng chuột rút sẽ giảm đi bằng cách điều chỉnh việc chạy thận. Điều chỉnh lượng nước và điện giải của cơ thể giữa các lần chạy thận sẽ giúp dự phòng được tình trạng chuột rút trong quá trình chạy thận
  • Ngứa: Thường gặp và diễn biến nặng hơn trong hoặc ngay sau khi chạy thận.

Biến chứng ít gặp nhưng nghiêm trọng

Bao gồm hội chứng mất cân bằng, phản ứng dị ứng (phản ứng màng lọc), rối loạn nhịp tim, chèn ép tim, xuất huyết nội sọ, co giật, tán huyết và thuyên tắc khí.

Khi chạy thận bệnh nhân cần lưu ý gì?

Để việc chạy thận đạt được kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần:

  • Vào ngày chạy thận, cần đến đúng giờ. Sau khi chạy thận xong, cần ở lại bệnh viện đủ lâu để được theo dõi toàn diện.
  • Chạy thận theo đúng lịch của bác sỹ chỉ định.
  • Bệnh nhân chạy thận cần chú ý tới chế độ ăn uống, vì giữa những lần chạy thận, cơ thể sẽ bị tích nước, do vậy, cần tránh ăn những loại đồ ăn/đồ uống khiến cơ thể tích nước. Hạn chế ăn các loại đồ ăn, đồ uống có chứa nhiều kali, phosphor, muối (ví dụ như nước ép rau của hoặc đồ uống thể thao). Cũng không nên uống quá nhièu nước vì tích quá nhiều nước sẽ gây tăng cân, phù, thay đổi huyết áp, tạo gánh nặng cho tim, khó thở. Khi tính toán lượng nước tiêu thụ trong ngày, cũng cần tính cả lượng nước trong các loại thực phẩm nhiều nước như súp, kem, đưa hấu, nho, táo, cam, cà chua… Hạn chế tiêu thụ muối (dưới 5g muối/ngày) , vì muối sẽ khiến cơ thể khát nước và khiến bệnh nhân uống nhiều nước hơn. Cần bổ sung đủ protein và năng lượng để duy trì sức khỏe.
     

Khi chạy thận có khả năng xảy ra sốc phản vệ hay không?

Sốc phản vệ khi chạy thận thường được gọi là phản ứng màng lọc. Đây là một nhóm lớn các biến cố bao gồm cả các phản ứng phản vệ lẫn các phản ứng không rõ ràng, có nguyên nhân chưa rõ. Có hai loại: loại phản vệ (loại A) và loại không đặc hiệu (loại B)

- Loại A (loại phản vệ): Triệu chứng nặng xảy ra là các phản ứng phản vệ. Khó thở, cảm giác nóng tại vùng tiếp cận mạch máu hoặc khắp cơ thể là những triệu chứng thường gặp. Ngưng tim và thậm chí tử vong có thể xảy ra. Những trường hợp nhẹ hơn có thể chỉ có triệu chứng ngứa ngáy, mề đay, ho, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc chảy nước mắt. Các triệu chứng tiêu hóa như đau quặn bụng hoặc tiêu chảy cũng có thể xảy ra. Triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài phút sau chạy thận, nhưng đôi khi có thể trong vòng 30 phút hoặc hơn. Nguyên nhân của phản ứng loại A có thể do:

- Dị ứng với ethylene oxide (dùng để tiệt trùng màng lọc khi chạy thận)

- Dịch lọc nhiễm bẩn

- Sử dụng lại màng lọc

- Do sử dụng heparin (heparin được sử dụng trong quá trình chạy thận để ngăn ngừa tình trạng đông máu)

- Tăng eosinophile máu. 

Xử trí an toàn nhất là ngưng chạy thận ngay

- Loại B: (không đặc hiệu) Triệu chứng. Các triệu chứng chính của phản ứng loại B là đau ngực, đôi khi kèm theo đau lưng. Khởi đầu triệu chứng thường 20-40 phút sau khi bắt đầu chạy thận. Phản ứng loại B ít nghiêm trọng hơn loại A rất nhiều.

Nguyên nhân gây phản ứng loại B hiện chưa được biết đến. Bệnh nhân xuất hiện phản ứng loại B vẫn có thể tiếp tục chạy thận và nên được cho thở oxy.

Sốc phản vệ trên nền tảng bệnh nhân suy thận nguy hiểm như thế nào?

Sốc phản vệ nói chung đều nguy hiểm bởi khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống, có thể gây tử vong. Do vậy, khi phản ứng phản vệ xảy ra, cần được xử trí ngay, ví dụ như ngừng chạy thận (nếu phản ứng loại A) và xử trí theo phác đồ xử trí sốc phản vệ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Suy thận: triệu chứng và phương pháp điều trị

 

Theo Tổng hợp từ Kidney/Niddk/MayoClinic/Bacsinoitru
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm