Thận có thể được ghép từ động vật sang cho người?
Năm 1997, một phẫu thuật viên tim mạch nổi tiếng người Ấn Độ đã trở nên nôi tiếng sau khi thực hiện một ca ghép tim, từ tim của lợn sang tim người. Bệnh nhân được ghép đã tử vong sau đó một tuần do biến chứng nhiễm ttrùng. Tuy vậy, hiện tượng này đã hướng sự chú ý của mọi người tới một chủ đề ít được biết đến - lĩnh vực cấy ghép tạng, trong trường hợp này tạng ghép được lấy từ động vật sang người. Thuật ngữ y học gọi là ghép tạng dị chủng
Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, ghép tạng dị chủng liên quan tới:
Hãy tưởng tượng đến viễn cảnh: một tương lai khi mà suy tạng không còn là vấn đề nhức nhối nữa. Khi mà nguồn cung cấp cơ quan được lấy từ động vật sẵn có để ghép sang những bệnh nhân suy thận, suy gan, suy tim… Nguồn cung cấp đó có phải là vô tận ? Điều này có thực sự khả thi? Vấn đề đạo đức như thế nào?
Cấy ghép dị chủng trong lịch sử
Hoàn hảo hoá ngoại hình và chức năng của con người là mong muốn đã được hình thành từ xa xưa. Truyền thuyết nổi tiếng về câu chuyện cha con Deadalus và Icarus dùng cánh chim để thực hiện chuyến bay vượt biển từ Crete đến Greece là một ví dụ.Và câu chuyện về vị thần Ấn Độ Ganesha có hình dạng mình người đầu voi cũng chứng minh ước vọng đó.
Với một số các biểu tượng từ hơn 2000 năm trước công nguyên, có thể nói rằng con người đã chơi đùa với ý tưởng cấy ghép dị chủng từ cách đây hơn 4000 năm
Trước thất bại của phẫu thuật viên Ấn Độ kể phía trên, đã có những tài liệu ghi chép rằng có một trường hợp ghép tim từ tinh tinh sang người, đã được thực hiện vào năm 1644 (bệnh nhân cũng tử vong sau một thời gian ngắn)
Tại sao chúng ta cần động vật cho phẫu thuật ghép tạng?
Câu trả lời ngắn và đơn giản rằng: cấy ghép dị hợp có thể là lời giải cho bài toán bất tương xứng giữa cung và cầu đối với nguồn tạng ghép hiện nay. Theo FDA, chỉ riêng tại Mỹ, mỗi ngày có 10 bệnh nhân tử vong trong thời gian đợi tạng ghép.
Những số liệu của USRDS cho thấy rằng danh sách những bệnh nhân chờ đợi ghép thận tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013 là hơn 86.000 bệnh nhân. Con số này gấp hơn 4 lần số ca được thực hiện phẫu thuật ghép thận cùng năm tại Mỹ ( khoảng 17.600), một sự dẫn chứng rõ ràng về sự bất tương xứng giữa những người hiến tạng và những người đang chờ đợi tạng ghép. Không kể đến những phẫu thuật “cứu sống” kể trên, việc điều trị những bệnh mạn tính như tiểu đường có một tiềm năng cải thiện lớn nhờ cấy ghép các tế bào và mô từ nguồn động vật ( cũng như ghép tuỵ ở những trường hợp tiểu đường phụ thuộc insuline)
Loài động vật nào có thể được sử dụng cho phẫu thuật ghép thận?
Bằng trực quan, có vẻ như những loài động vật có họ hàng gần gũi với cong người trong chuỗi tiến hoá, linh trưởng như tinh tinh sẽ là nguồn cơ quan tốt nhất. Tuy vậy, những loài linh trưởng này tương đối hiếm và đặc biệt không thể nuôi một tỷ lệ lớn. Những loài không phải linh trưởng như lợn, được ưu tiên hơn do tính sẵn có và là nguồn có lợi về kinh tế, không giới hạn số lượng trong thực hành. Đặc biệt, khi mà nguồn thận ghép là một mối lo lắng cho nhiều người, nguồn thận từ lợn lại có kích thước rất gần với kích thước thận của người.
Tại sao hiện tại chúng ta không thực hiện phẫu thuật dị chủng
Phẫu thuật ghép tạng dị chủng hiện tại không được thực hiện ở quy mô lớn vì những trở ngại cụ thể. Dưới đây là một số những vấn đề chúng ta vẫn còn phải đối mặt trong việc thực hiện phẫu thuật ghép tạng dị chủng từ động vật sang người:
Cấy ghép tạng dị chủng có thể trở thành thực tế?
Ngày này, thông thường mọi người giữ niềm tin rằng việc cấy ghép tạng từ nguồn không phải người sang người là vấn đề của thời gian hơn là vấn đề có thể hay không. Vấn đề liên quan đến thải loại tổ chức được ghép có thể được giải quyết bằng cách sử dụng những loài động vật có cấu trúc gen có thể tương thích với bộ gen của cơ thể người. Nếu điều này thành công, hệ miễn dịch của cơ thể người sẽ ít có khả năng thải loại cơ quan từ động vật. Vấn đề về nhiễm trùng và vấn đề đạo đức vẫn còn cần thêm những nhiên cứu khác.
Bước đi nhỏ đầu tiên hướng đến cấy ghép dị hợp có thể ở vai trò tình thế đối với những bệnh nhân suy tạng, khi mà phương pháp này có thể được sử dụng như là một chiếc cầu nối đến khi bệnh nhân nhận được phương pháp điều trị hiệu quả. Một kịch bản hợp lý có thể rằng: ở những bệnh nhân suy gan kịch phát, khi những bệnh nhân này không có nguồn gan từ người đề ghép và sẽ phải chờ đến khi tử vong. Trong trường hợp này, gan không phải từ người có thể giúp bệnh nhân này có một khoảng thời gian quý giá để chờ đợi cho đến khi tìm thấy gan người thích hợp đề ghép. Chúng ta gọi đó là câu chuyện “thà có còn hơn không”!
Thông tin thêm trong bài viết: Hiểu thêm về cấy ghép gan
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.