Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Toàn cảnh về ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là một trong những ung thư hay gặp nhất ở phụ nữ. Hãy cùng điểm lại những thông tin quan trọng nhất của ung thư buồng trứng trong bài viết này

Toàn cảnh về ung thư buồng trứng

Ung thu buồng trứng là gì

Các nghiên cứu gần đây cho rằng ung thư buồng trứng bắt đầu từ những hỏng hóc từ ống dẫn trứng và những hỏng hóc đó không được sửa chữa sẽ lan vào buồng trứng một bên rồi cả hai bên gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng và các hóc môn quan trọng của nữ giới (estrogen và progesterone). Điều trị ung thư buồng trứng đang ngày càng có hiệu quả hơn trong những năm gần đây và trở thành loại bệnh có thể phát hiện sớm và điều trị được dễ dàng nhất trong số các bệnh ung thư trên người.

 Triệu chứng của ung thư buồng trứng

Các triệu chứng bao gồm:

 - Chướng bụng hoặc bụng to lên bất thường

- Đau bụng hoặc vùng chậu

- Cảm thấy no rất nhanh khi ăn

- Đi tiểu thường xuyên hơn.

Những triệu chứng này có thể gây ra bởi nhiều bệnh khác chứ không nhất thiết là bệnh ung thư. Nhưng nếu  chúng kéo dài trên một tuần thì tốt nhất bạn nên đi kiểm tra xem nguyên nhân dẫn đến việc này.

Yếu tố nguy cơ cao:

  • tiền sử gia đình

Tỷ lệ một phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng nếu như trong gia đình đã từng có người bị  một trong số những ung thư sau: buồng trứng, ung thư vú, ung thư đại trực tràng.  Các nhà nghiên cứu tin rằng việc thay đổi trong gen di truyền chiếm khoảng 10% các ca ung thư buồng trứng. Các gen đó bao gồm các gen BRCA1 và BRCA2 đột biến. Những người phụ nữ có tiền sử gia đình  như vậy nên đi khám sớm để  nhanh chóng phát hiện tình trạng sức khỏe của mình.

  •  tuổi tác
     

Tuổi là yếu tố nguy cơ mạnh nhất của ung thư buồng trứng. Tuổi tác  và bệnh ung thư buồng trứng gần như đi cùng nhau  trong suốt giai đoạn mãn kinh. Sử dụng liệu pháp hóc môn sau khi mãn kinh làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thêm cao hơn, đặc biệt là những phụ nữ  chỉ dùng estrogen mà không có progesterone tối thiểu trong 5-10 năm. Các bác sỹ cũng không chắc chắn được việc dùng phối hợp cả hai loại hóc môn (estrogen và progesterone) liệu có làm tăng thêm nguy cơ bị ung thư hay không.

  • béo phì

 Nhưng phụ nữ thùa cân béo phì thường có nguy cơ cao bị ưng thư buồng trứng hơn só với những  phụ nữ khác. Và tỷ lệ tử vong do ung thư buồng trứng ở phụ nữ béo phì cũng cao hơn so với các phụ nữ không béo phì. Cân nặng càng cao thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng càng lớn.

Xét nghiệm phát hiện ung thư buồng trứng

Không dễ dàng gì để nhận ra dấu hiệu của ung thưu buồng trứng ở phụ nữ bỏi đây cũng là một loại ung thư âm thầm. Tuy nhiên có hai cách để phát hiện ra ung thư buồng trứng  khi đi khám phụ khoa thường xuyên. Một là xét nghiệm máu với chất chỉ điểm CA-125, nếu mức độ CA125 lớn nghĩa là khả năng bạn bị ung thư rất cao. Hai là siêu âm ổ bụng. Nhưng thật không may là cả hai kỹ thuật trên chỉ nhạy với phụ nữ có nguy cơ cao, còn với những phụ nữ có nguy có thấp hoặc vừa thì vẫn khó để phát hiện được

Chẩn đoán ung thư buồng trứng

Chẩn đoán ung thư buồng trứng chủ yếu dựa trên hình ảnh. Ví dụ như siêu âm buồng trứng  hoặc CT scan ổ bụng. Nhưng chụp cắt lớp không thể phát hiện ra rằng bất thường ở buồng trứng có phải là ung thư hay không. Nếu như nghi ngời một trường hợp có phải là ung thư hay không thì cần phải tiến hành thêm một bước sinh thiết  để lấy mô bệnh ở buồng trứng sau đó gửi tới các labo để làm giải phẫu bệnh học.

Các giai đoạn của  ung thư buồng trứng

Phẫu thuật bước đầu cho những ca ung thưu buồng trứng có thể giúp xác định độ di căn của ung thư buồng trứng đến đâu. Độ di căn của ung thư chính là giai đoạn của bệnh:

  • Giai đoạn I:  mới chỉ ở một bên hoặc hai bên buồng trứng
  • Giai đoạn II:  lan đến tử cung hoặc các cơ quan gần buồng trứng
  • Giai đoạn III: lan tới các hạch lympho hoặc phúc mạc
  • Giai đoạn IV: lan đến các cơ quan ở xa hơn như phổi hoặc gan

Các loại ung thư buồng trứng

Dạng ung thu buồng trứng hay gặp là ung thư biểu mô. Là những khối u phát triển trên các tế bào bề mặt của buồng trứng, nhưng không phải khối u nào phát triển trên các tế bào bề mặt buồng trứng cũng là khối u. Chúng được gọi là những khối u có độ ác tính thấp, phát triển chậm hơn và ít nguy hiểm hơn các dạng ung thư buồng trứng khác.

Tỷ lệ sống sót của ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng  là một bệnh  nguy hiểm với thời gian sống trên 5 năm trong khoảng từ 90-17% với những người mắc ung thu biểu mô buồng trứng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh khi phát hiện ra. Đối với những ung thư biểu mô có độ ác tính thấp tỷ lệ sống sót lên tới 97-89%.

Điều trị ung thư buồng trứng

  • Phẫu thuật ung thư buồng trứng

Phẫu thuật thường được dùng để chẩn đoán chính xác khối u có phải là ung thu hay không và để xác định giai đoạn của ung thư. Mục đích của  phẫu thuật cũng nhằm loại bỏ được càng nhiều tế bào ung thư càng tốt như thế có nghĩa là cách bác sỹ có thể cắt bỏ một bên buồng trứng và phần phụ kèm theo với nạo vét  hết các mô bị bệnh xung quanh nếu như bệnh nhân được chẩn đoán trong giai đoạn 1. Với những giai đoạn nặng hơn của bệnh thì có thể phải cắt bỏ cả hia buồng trứng cùng với tử cung và các mô xung quanh.

 
  • Hóa trị

Trong tất cả các giai đoạn của bệnh,  hóa trị là một liệu pháp được ưu tiên sử dụng sau khi phẫu thuật. Trong đợt diều trị này sử dụng hóa chất để nhắm vào các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.   Hóa chất có thể đưa vào cơ thể qua đường uống,  hoặc thông qua đường tiêm truyền,  hoặc truyền trực tiếp vào khoang bụng trực tiếp.  Với những người có khối u có độ ác tính thấp thì không cần đến hóa trị trừ khi  khối u phát triển trở lại sau phẫu thuật.

  • Điều trị đích

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các liệu pháp điều trị đích để ngăn cản sự phát triển của ung thu buồng trứng. Người ta đã tiến hành điều chế ra một loại thuốc tên là Avastin để ức chế quá trình angiogenesis (quá trình hình thành các mạch máu mới đến để nuôi khối u) khiến khối u ngừng phát triển và co nhỏ lại.

Những vấn đề lưu ý sau điều trị ung thư

Mãn kinh sớm

Trong trường hợp một phụ nữ phải cắt bỏ cả hai bên bường trứng, thì việc sản xuất ra estrogen cũng không còn nữa nghĩa là bắt đầu quá trình mãn kinh dù phụ nữ đó đến tuổi hay chưa đến tuổi.  Việc suy giảm nồng độ hóc môn  cũng có thể làm tăng các nguy cơ mắc một số bệnh nhất đinh như loãng xương. Điều quan trọng là phụ nữ sau khi điều trị ung thư  vú nên được  chăm sóc và theo dõi cẩn thận để phát hiện những nguy cơ  bệnh tật.

Tập luyện

Phụ nữ có thể tìm ra những kiểu vận động giúp họ hồi phục lại được năng lượng sau khi quá trình điều trị kết thúc. Mệt mỏi là dấu hiện rất thường gặp ở những phụ nữ sau điều trị ung thư buồng trứng.  Bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng luôn là những cách  hiệu quả nhất để  phục hồi năng lượng và cải thiện chất lượng tâm thần. Hãy tìm hiểu những đội ngũ y khoa tốt nhất để chăm sóc sức khỏe toàn diện sau khi điều trị ung thư

Phòng ngừa ung thư buồng trứng

  • Mang thai

Phụ nữ có con tự nhiên luôn có nguy cơ bị ung thư buồng trứng thấp hơn hẳn so với những phụ nữ chưa từng sinh con. Nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cũng giảm hơn ở những phụ nữ từng mang bầu, cho con bú.

  • Thuốc tránh thai

Ung thư buồng trứng có thể ít xuất hiện ở những phụ nữ  uống thuốc tránh thai thường xuyên tối thiểu là trong 5 năm. Giống như phụ nữ mang thai, thuốc tránh thai cũng có những  tác dụng ngăn  ngừa ung thư

 
  • Thắt ống dẫn trứng, cắt bỏ tử cung

Thắt ống dẫn trứng vừa là một biện pháp tránh thai vừa là cách để ngăn ngừa ung thư buồng trứng. Tương tự như vậy, việc cắt bỏ tử cung cũng có những tác dụng như trên.

Cắt bỏ tử cung là một biện pháp điều trị được đề xuất với những phụ nữ mang gen đột biến  có thể làm gia tăng nguy cơ ung thu buồng trứng.

  • Chế độ ăn ít chất béo

Không có một chế độ ăn đặc biệt nào được khuyến cáo để ngăn ngừa ung thư buồng trứng, nhưng cũng có một vài bằng chứng cho thấy những người ăn chế độ ăn ít chất béo tối thiểu trong vòng 4 năm thì giường như nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Một vài nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng ung thư buồng trứng cũng ít xảy ra ở những người ăn nhiều rau.

Thông tin thêm về bệnh ung thư buồng trứng tại bài viết : U nang hay Ung thư buồng trứng?

Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm