Cách đọc và hiểu về phụ gia thực phẩm trên nhãn
Phụ gia thực phẩm là gì?
Phụ gia thực phẩm (food additive) là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. (Theo Quyết định số 3742 /2001/QĐ-BYT)
Phụ gia thực phẩm gồm những loại nào?
Phân loại phụ gia thực phẩm theo Thông tư số 40/2016/TT-BYT của Bộ Y tế:
Khuyến nghị của Bộ Y tế về sử dụng phụ gia thực phẩm
Các hành vi cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm
1. Sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng quy định tại Phụ lục 1 trong Thông tư số 27/2012/TT-BYT.
2. Sử dụng phụ gia thực phẩm quá giới hạn cho phép, không đúng đối tượng thực phẩm quy định tại Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BYT .
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 6 của Thông tư số 27/2012/TT-BYT.
4. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
Yêu cầu về quản lý đối với phụ gia thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định tại Thông tư số 16/2012/TT -BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 c ủa Bộ Y tế về việc Quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
2. Phụ gia thực phẩm phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến thực phẩm. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thực hiện theo Thông tư số 19/2012/TT -BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Y tế về hư ớ ng dẫn việc công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
3. Thực hành sản xuất tốt trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm cần tuân thủ:
a) Hạn chế tới mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết phải sử dụng để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;
b) Lượng phụ gia được sử dụng trong trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm phải đảm bảo không làm thay đổi bản chất của thực phẩm.
4. Ghi nhãn phụ gia thực phẩm thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm và mức giới hạn tối đa đối với các phụ gia trong thực phẩm:
Xem Phụ lục 1 và Phụ lục 2 trong Thông tư số 27/2012/TT-BYT.
*Tham khảo thêm:
Danh mục các chất phụ gia thực phẩm và thông tin khác trong: Thông tư Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm số 27/2012/TT-BYT
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định của thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm Số: 08/2015/TT-BYT
Ảnh hưởng của phụ gia thực phẩm đến sức khỏe
Một số phụ gia thực phẩm nếu tích tụ trong cơ thể với liều lượng lớn hoặc trong thời gian dài có thể gây ra: các triệu chứng tiêu hóa (khó tiêu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi,…), dị ứng (nổi mề đay, hen suyễn, phù mạch,…), thần kinh (đau đầu, nhìn mờ…), ảnh hưởng đến cơ xương hoặc thâm chí ung thư v.v…
Vì vậy, người tiêu dùng cần tìm hiểu xem thành phần và liều lượng có trong sản phẩm có an toàn khi đối chiếu với quy định hay không.
* Tham khảo thêm:
Food Additives and Sensitivities (2009), Cyrus Rangan và cộng sự.
Adverse Reactions to Food Additives (2003), Ronald A. Simon.
Hypersensitivityreactionstofoo dadditives (1987), Hannuksela và cộng sự.
Increasing Dietary Phosphorus Intake from Food Additives: Potential for Negative Impact on Bone Health (2014), Eiji Takeda và cộng sự.
Cách nhận biết phụ gia thực phẩm an toàn và không an toàn
Sơ đồ bên dưới được phát triển dựa trên khuyến nghị của FDA (Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ). Sơ đồ này sẽ giúp bạn đánh giá xem thành phần nghi ngờ trong thực phẩm có an toàn hay không. Nhiệm vụ của cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm là đảm bảo tất cả thành phần không có tác nhân ô nhiễm thực phẩm và tuân thủ yêu cầu kỹ thuật và giới hạn các chất cho phép. Thực phẩm có an toàn hay không phụ thuộc vào từng thành phần được phê duyệt đến đâu. Quy định về phụ gia thực phẩm bao gồm:
· Nhận dạng của chất
· Yêu cầu kỹ thuật bao gồm độ tinh khiết và tính chất vật lý
· Giới hạn cho phép và điều kiện sử dụng.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.