Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sinh mổ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Khoảnh khắc em bé ra đời luôn là khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa nhất trong cuộc đời người phụ nữ. Do vậy, rất nhiều phụ nữ sẽ ước mơ đến việc sinh ra một em bé khỏe mạnh và không mắc phải bất cứ biến chứng nào trong suốt quá trình mang thai và sinh nở. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà các mẹ bầu phải sinh mổ, thì quy trình sinh không phải lúc nào cũng diễn ra như ý.

Sinh mổ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Dưới đây là những ảnh hưởng của việc sinh mổ tới em bé.

Tại sao một số phụ nữ lại lựa chọn việc sinh mổ?

Trong suốt quá trình sinh thường, sự co thắt và cơn đau giữa âm đạo và vùng đáy chậu có thể sẽ khiến việc sinh thường trở thành một trải nghiệm đau đớn với bất cứ phụ nữ nào. Bạn có thể giảm được một phần tình trạng đau này bằng việc sinh mổ. Ngoài ra, bằng việc sinh mổ, bạn có thể lên kế hoạch sinh nở, định ngày sinh của bé và rất nhiều lợi ích khác. Ngoài ra, cũng có rất nhiều lợi ích khác đi kèm với việc sinh mổ, ví dụ như:

  • Nguy cơ chảy máu (băng huyết) sau sinh sẽ giảm đi
  • Tình trạng bầm tím và đau tại các vết khâu vùng đáy chậu sẽ giảm đi.
  • Khi sinh thường, nguy cơ sa tử cung sẽ rất cao, trong khi sinh mổ sẽ giảm được tối đa nguy cơ này.

Quá trình sinh mổ có an toàn cho mẹ hay không?

Ngày nay, rất nhiều bà mẹ cố gắng tránh những cơn đau và các vấn đề khác mà họ có thể gặp phải trong quá trình mang thai, do vậy, các mẹ đã lựa chọn việc sinh mổ thay vì sinh thường. Tuy nhiên, việc sinh mổ cũng đem đến một vài vấn đề cho cả mẹ và bé. Do vậy, điều bạn cần là nên trang bị đầy đủ kiến thức về lợi ích cũng như nguy cơ của quá trình sinh mổ trước khi lựa chọn phương pháp sinh này.

Dưới đây là một vài khó khăn mà các bà mẹ có thể sẽ phải đối mặt trong quá trình sinh mổ:

Đau

Trong quá trình sinh thường, cơn đau đẻ gần như là không thể chịu được với một số bà mẹ, tuy nhiên, khi sinh thường, cơn đau đẻ chỉ xảy ra trong quá trình bạn đau đẻ và chuyển dạ mà thôi, sau đó, cơn đau sẽ giảm dần và gần như bạn sẽ không cảm thấy đau nữa. Nhưng trong trường hợp sinh mổ, cơn đau sẽ tiếp tục kéo dài kể cả sau khi quá trình mổ kết thúc. Khoảng thời gian để hồi phục sau quá trình sinh mổ cũng sẽ dài hơn, lâu hơn và nguy cơ sưng đau từ vết mổ cũng có thể sẽ kéo dài trong vài tuần.

Nhiễm trùng

Trước khi bạn bước vào quy trình sinh  mổ, bạn sẽ được tiêm kháng sinh, cũng tức là, quá trình sinh mổ sẽ đi kèm với một số nguy cơ nhiễm trùng nhất định, bao gồm:

  • Nhiễm trùng từ vết mổ
  • Viêm nhiễm tử cung
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Cục máu đông

Bất cứ khi nào bạn phải phẫu thuật, cho dù là phẫu thuật vì nguyên nhân gì, thì cũng sẽ luôn có nguy cơ hình thành cục máu đông. Hình thành cục máu đông là nguy cơ rất lớn có thể dẫn đến tử vong. Nếu bạn cảm thấy có bất cứ điều gì khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sỹ ngay lập tức.

Gây mê

Bác sỹ chỉ tiến hành việc sinh mổ sau khi bạn đã được gây mê. Vùng quanh bụng của bạn sẽ được gây tê và do vậy, bạn sẽ không còn cảm thấy đau tại khu vực phẫu thuật nữa. Tuy nhiên, việc gây mê này cũng sẽ tiềm ẩn một vài vấn đề nguy cơ:

Tổn thương hệ thần kinh: đây là vấn đề tương đối hiếm gặp và nếu có xuất hiện thì chỉ kéo dài trong khoảng một tuần. Chưa có báo cáo nào về những tổn thương vĩnh viễn xảy ra sau khi gây mê cả.

Đau đầu dữ dội:  Một số bà mẹ sẽ trải qua cảm giác đau đầu dữ dội và dai dẳng kéo dài.

Biến chứng của việc sinh mổ

Mặc dù không có quá nhiều biến chứng nghiêm trọng của quá trình sinh mổ, nhưng cũng có một vài trường hợp biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Bạn có thể sẽ cần được vào khoa chăm sóc đặc biệt sau khi sinh mổ, mặc dù tỷ lệ này rất thấp, chỉ khoáng 9/1000 ca sinh mổ cần được vào khoa chăm sóc đặc biệt sau khi sinh.
  • Một số phụ nữ sẽ phải cắt bỏ tử cung sau khi sinh mổ. Tỷ lệ này rơi vào khoảng 8/1000 ca sinh mổ.
  • Nguy cơ phải tiến hành thêm các cuộc phẫu thuật khác thường rất thấp, và chỉ rơi vào khoảng 5/1000 trường hợp
  • Mòn bàng quang và ruột, nhưng rất hiếm gặp

Những nguy cơ có thể xảy ra với em bé

Em bé sinh ra bằng phương pháp sinh mổ cũng phải đối mặt với một số vấn đề, bao gồm:

Khó thở

Quá trình sinh mổ có thể sẽ dẫn đến các vấn đề khó thở ở em bé. Thông thường, các bà mẹ sẽ trải qua quá trình co thắt để chuẩn bị cho phổi của bé có thể hít thở được khi bé chào đời. Các cơn co thắt này có thể gây cản trở quá trình vận chuyển máu giàu oxy qua bánh rau, và do vậy, nhịp tim của em bé có thể sẽ chậm lại. Để vượt qua giai đoạn này, cơ thể em bé sẽ sản xuất ra lượng catecholamine cao hơn để phổi của bé sẽ hít thở tốt hơn. Nhưng, nếu không có những cơn co thắt của mẹ, ví dụ như trong trường hợp sinh mổ, em bé sẽ gặp khó khăn hơn khi hít thở.

Nguy cơ hen suyễn

Tại một số quốc gia như Hà Lan và Na Uy, các nghiên cứu đã xác nhận rằng, trẻ nhỏ được sinh ra bằng biện pháp sinh mổ sẽ dễ bị hen suyễn trong tương lai hơn. Nguyên nhân là do có một loại vi khuẩn đặc biệt thường xuất hiện trong ruột của những em bé này có thể gây ra những phản ứng dị ứng và hen suyễn.

Trì hoãn việc cho bú

Trì hoãn việc cho bú là một trong số những vấn đề lớn nhất mà mẹ và bé gặp phải sau khi sinh mổ. Trong vài ngày đầu sau sinh, các mẹ vẫn sẽ phải sử dụng một số loại thuốc (kháng sinh, giảm đau), do vậy, kể cả nếu có sữa nhưng các mẹ vẫn chưa thể cho bé bú ngay được. Những loại thuốc này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hành vi của các em bé cũng như ảnh hưởng đến việc bú mẹ đúng cách của bé.

Các bé sinh ra bằng phương pháp sinh mổ có thông minh hơn không?

Các nghiên cứu đã khám phá ra rằng, việc sinh mổ có thể sẽ có một vài tác động tiêu cực lên sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Khả năng tập trung của em bé sẽ bị ảnh hưởng. Một ca sinh mổ có thể sẽ ảnh hưởng đến việc chú ý trong không gian của trẻ. Chú ý không gian (spatial atteintion) lại đóng một vài trò rất quan trọng trong khả năng ưu tiên và tập trung vào một vật hoặc một chủ đề mà bé yêu thích sau này.  Ngoài ra, còn có một loại protein tên là Ucp2 được sản xuất ra tại hồi hải mã trong não bộ của em bé, tham gia vào rất nhiều quá trình trong việc phát triển não bộ và kiểm soát quá trình phân chia tế bào thần kinh. Loại protein này sẽ được sản xuất ra nhiều hơn ở những em bé sinh thường, so với các em bé được sinh mổ.

Thận trọng khi sinh mổ

Nếu sau tất cả những thông tin ở trên, bạn vẫn quyết định sinh mổ hoặc vì một lý do bất khả kháng nào đó, bạn buộc phải sinh mổ, thì dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn sinh mổ nhưng vẫn đảm bảo được an toàn cho cả mẹ và bé:

  • Sau khi em bé ra đời và cả 2 mẹ con đều không mắc phải các biến chứng, hãy nhờ người thân của bạn mở một cánh tay của bạn ra để em bé có thể nằm trên ngực của bạn. Đây là một cảm giác không chỉ rất tuyệt vời mà cũng rất tốt cho sự phát triển của bé.
  • Bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ về việc cho con bú sau khi sinh
  • Không nên quá lo lắng về việc sinh mổ. Căng thẳng chỉ khiến quá trình sinh mổ của bạn càng trở nên khó khăn hơn và sẽ không thể giúp em bé của bạn sinh ra khỏe mạnh được. Do vậy, không cần thiết phải quá căng thẳng mà nên thư giãn, chờ đợi sự ra đời của thiên thần nhỏ của mình nhé!

Thông tin thêm trong bài viết: Những hiểu lầm thường gặp về sinh mổ

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm