Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Danh sách các chất phụ gia thực phẩm nên tránh

Trước khi trông cậy vào các cơ quan, chức năng vào cuộc, hãy chủ động tìm hiểu thành phần phụ gia trên nhãn sản phẩm và trang bị hiểu biết về các loại phụ gia nên tránh.

Danh sách các chất phụ gia thực phẩm nên tránh

Chúng ta có thể phân loại phụ gia thực phẩm theo ba loại: 

  • Các chất phụ gia vô hại đối với sức khỏe.
  • Các chất phụ gia đang có các tranh cãi về việc gây hại hay không 
  • Các chất phụ gia nguy hiểm cho sức khỏe.

Danh sách một số phụ gia thực phẩm bị cấm tại Việt Nam (không có mặt trong Thông tư 24/2019/TTBYT ngày 30/08/2019 Quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm)

E103 E105 E111 E121 E125 E126 E130 E131 E142 E152 E154 E173 E180 E215 E216 E217 E219 E226 E228 E230 E233 E240 E241 E252 E311 E312 E453 E454 E502 E513 E924a E924b E926

Các chuyên gia đã đánh giá những phụ gia sau có thể nguy hiểm nếu sử dụng quá liều, tuy nhiên nếu sử dụng đúng liều lượng cho phép thì vẫn có thể sử dụng (vẫn được FAO cho phép sử dụng và TT24/2019TT - BYT với liều lượng cho phép): E102, E110, E120, E124, E127, E129, E155, E201, E220, E222, E223, E224, E233, E242, E270, E400, E401, E402, E403, E404, E405, E501, E502, E503, E620, E636 và E637. 

Những phụ gia sau còn đang nghi ngờ về tác hại: E104, E122, E141, E150, E171, E173, E241 và E477.

Danh mục khuyến cáo của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp quốc)

Phân loại phụ gia thực phẩm trong hệ thống của Ủy ban Tiêu chuẩn Codex được phát triển bởi Tổ chức Quốc tế về Lương thực và Nông nghiệp (FAO)

* E121, E123, E131, E153 – phẩm màu. Có trong một số loại nước ngọt có ga, kẹo, kem. 

* E171-172 – phẩm màu. Chứa trong một số loại nước ngọt có ga, kẹo, kem. 

* E210, E211, E213,214,218- chất bảo quản. Có trong bất kỳ loại thực phẩm đóng hộp (nấm, trái cây, nước trái cây, mứt). 

* E221-225 - chất bảo quản. Sử dụng để bảo quản bất kỳ sản phẩm nào.

* E231, E232, E239 - chất bảo quản. Tìm thấy trong thực phẩm đóng hộp của bất kỳ sản phẩm nào. 

* E311, E314, E315, E316 - chất chống oxy hóa. Có trong sữa chua, các sản phẩm từ sữa, xúc xích, bơ, chocolate. 

* E407, E450 - chất ổn định và chất làm đặc. Có trong mứt, sữa đặc, sô cô la, pho mát.

* E461-466 - chất ổn định và chất làm đặc. Có trong một số loại mứt, sữa đặc, sô cô la, pho mát. 

Danh sách phụ gia cấm từ các nguồn khác

Phụ gia bị cấm: 
E103 E105 E111 E121 E123 E125 E126 E130 E152 E952

Phụ gia độc hại: 
E102 E110 E120 E124 E127 E129 E155 E180 E201 E220 E222 E223 E224 E228 E233 E242 E270 E400 E401 E402 E403 E404 E405 E501 E502 E503 E620 E636 E637 

Phụ gia có hại cho da: 
E151 E160 E231 E232 E239 E951 E1105

Phụ gia gây kích ứng: 
E131 E142 E153 E210 E211 E212 E213 E214 E215 E216 E219 E230 E240 E249 E252 E280 E281 E282 E283 E330 E954 

Một số trong các chất phụ gia nguy hiểm nhất: 
E123 E510 E513 E527 

Phụ gia gây ra chứng khó tiêu : 
E338 E339 E340 E341 E450 E451 E452 E453 E454 E462 E463 E465 E466 E461

Phụ gia ảnh hưởng đến huyết áp: 
E154 E250 E251 

Phụ gia gây mẩn ngứa: 
E310 E311 E312 E907 

Phụ gia gây ra rối loạn đường ruột : E154 E343 E626 E627 E628 E629 E630 E631 E632 E633 E634 E635 

Thông tin từ các nguồn khác:

Phụ gia độc hại: Được coi rằng gây ra khối u ác tính: E103, E105, E121, E123, E125, E126, E130, E131, E142, E152, E210, E211, E213-217, E240, E330, E447. 

Gây ra các bệnh về đường tiêu hóa: E221-226, E320-322, E338-341, E407, E450, E461-466. 

Gây dị ứng: E230, E231, E232, E239, E311-131. 

Gây bệnh gan và thận: E171-173, E320-322. 

Tư 01 tháng ba năm 2005, các doanh nghiệp thực phẩm nội địa Nga đã cấm việc sử dụng các chất phụ gia - chất bảo quản E216 và E217 

Kết luận:

Chúng ta hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm lần đầu chúng ta sử dụng và đối chiếu các phụ gia trong sản phẩm với danh sách phụ gia cấm sử dụng.
Chúng ta cũng cần biết, một số phụ gia chỉ có hại khi dùng với liều lượng lớn, nhưng có khả năng gây ung thư khi tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài.  
Thực phẩm dán nhãn "Không biến đổi gen" - không đảm bảo rằng yếu tố biến đổi gen không có trong phụ gia. 
Nên sử dụng các sản phẩm hữu cơ - rau sống tươi, trái cây và quả mọng. 
Hãy cân nhắc khi mua những sản phẩm có hạn sử dụng được ghi trên nhãn là rất dài vì nó là dấu hiệu cho thấy sản phẩm có nhiều chất bảo quản.

Có thể chúng tôi làm bạn mệt mỏi vì quá nhiều các thông tin phức tạp như trên. Nhưng hãy lưu ý, vì nó quan trọng đối với sức khoẻ của bạn và gia đình. Tuy nhiên, do giới hạn về bài viết, chúng tôi không thể liệt kê hết toàn bộ các chất được phép sử dụng/bị cấm mà chỉ điểm qua một số chất được sử dụng phổ biến. Bạn đọc có thể tham khảo thêm các quy định của Việt Nam theo thông tư 24/2019/TT- BYT hoặc chuẩn CODEX (FAO) tại đường link tại đây 

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Bạn biết gì về phụ gia thực phẩm

Ts.Bs Trương Hồng Sơn và Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm